Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 10 bộ kết nối tri thức . Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.

 Đề 9: Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.

 Bài tham khảo 1 :

Nhân tố hiền tài là vấn đề từ xưa đến nay đã góp phần vào sự phát triển của một đất nước. Hiền tài là những người tài cao, học rộng lại đức độ, đó là những người vừa có trí tuệ lại vừa có nhân cách đáng trọng. Tài năng, trí tuệ sáng suốt của họ sẽ tạo nên những giá trị, những thành quả, những sản phẩm mới cho con người, cho xã hội, góp phần cải biên xã hội, thúc đẩy xã hội vận động. Để xây dựng một đất nước giàu mạnh về mọi mặt cần thiết phải có những con người tài giỏi, những cá nhân có năng lực, có tài, có trí tuệ thực sự. Bên cạnh tài năng thì đức độ, nhân cách của họ sẽ giúp họ biết sử dụng cái tài của mình vào những mục đích tốt đẹp, tạo ra những giá trị hữu ích cho cuộc sống. Trong một xã hội không thiếu những cá nhân có tài, nhưng trong số đó không phải ai cũng là hiền tài. Có nhiều người có tài nhưng lại thiếu đức. Những người này thường đem cái tài của mình phục vụ cho lợi ích cá nhân; không quan tâm, thậm chí đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng. Trái lại, người hiền tài bao giờ cũng biết suy nghĩ về lợi ích chung của cộng đồng, về những giá trị chân chính đích thực cho con người. Chính vì thế những gì mà họ tạo ra bao giờ cũng đem lại những tác động tích cực, lành mạnh cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của cả xã hội. Xã hội, đất nước ngày càng đi lên, ngày càng cường thịnh là nhờ sự đóng góp-của hiền tài. Như vậy, rõ ràng việc trọng dụng hiền tài đúng đắn của một quốc gia có vai trò quyết định tới sự thịnh - suy của một đất nước.

Bài tham khảo 2 :

Từ thuở xa xưa, người ta thường nói “ thời thế tạo ra anh hùng” những con người ấy đã đóng góp sức lực của mình vào nghiệp lớn. Có thể nói yếu tố hiền tài là nhân tố góp phần vào sự phát triển của đất nước. Hiền tài là những con người có học thức, trí tuệ, giỏi giang hơn người và nhân cách tốt đẹp. Trọng dụng người tài không chỉ có ý nghĩa với bản thân người đó mà còn đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia, dân tộc. Nhờ có những bậc hiền tài trong lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh,.... chúng ta mới được sống trong một đất nước hoà bình, thịnh vượng như hiện tại. Nếu không có tri thức và không biết vận dụng tri thức một cách đúng đắn, con người và xã hội sẽ không thể phát triển. Những người tài giỏi luôn biết đưa ra những phương án, cách giải quyết hiệu quả, có được những phương pháp tối ưu, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Không những thế, họ còn có khả năng nắm bắt thời thế, tiếp thu những xu hướng và sáng tạo ra những cái mới. Vì vậy, trọng dụng người tài vừa giúp họ cảm thấy được tôn trọng mà ra sức cống hiến, vừa là tấm gương, động lực để những người khác cùng noi theo.

Bài tham khảo 3 :

Trọng dụng hiền tài là quyết sách quan trọng trong việc canh tân và phát triển đất nước. Đó là nhân tố mà từ xưa đến nay trong mỗi giai đoạn lịch sử - yếu tố cốt lõi, căn bản để xây dựng một đất nước thịnh vượng. Dù là ở thời đại nào, việc trọng dụng hiền tài luôn là việc làm cần thiết và ý nghĩa. Biết trọng dụng đúng người, đúng cách, đất nước sẽ không ngừng lớn mạnh và có thể "sánh vai với các cường quốc năm châu". Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như ngày nay, trọng dụng người tài càng trở nên quan trọng. Chính vì vậy, để theo kịp bước đi của thời đại, mỗi người chúng ta hãy luôn ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân với Tổ quốc.

Bài tham khảo 4 :

Việc trọng dụng hiền tài là yếu tố quan trọng trong việc phát triển của một đất nước. Đó là vấn đề được các đấng minh quân thời xưa hay các nhà lãnh đạo hiện nay là bước đi cực kỳ quan trọng. Ở bất cứ thời đại nào, việc trọng dụng hiền tài cũng đều rất cần thiết. Một đất nước nghèo nàn, lạc hậu hay giàu mạnh đều bắt nguồn từ việc tìm kiếm, bồi dưỡng nhân tài. Thực tế lịch sử đã chứng minh những bậc "minh quân" đều "tìm lẽ trị binh, lấy tuyển nhân tài làm gốc". Vua Lê Thái Tổ trong "Chiếu cầu hiền" đã từng viết: "Người tài ở đời cố nhiên là không ít, nên đường lối tìm người cũng không phải có một phương". Tiếp nối tinh thần ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng người tài. Bằng chứng là vào ngày 20/11/1946, Bác ra văn bản "Tìm người tài đức" với mong muốn người tài đức góp sức góp của vào sự nghiệp kháng chiến và công cuộc kiến quốc. Việc trọng dụng hiền tài trong bối cảnh hiện nay càng trở nên thiết thực và cấp bách hơn nữa bởi xã hội vận động và phát triển không ngừng. Là thế hệ trẻ, chúng ta cần học tập, trau dồi mỗi ngày để phát triển, dựng xây đất nước.

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác