Tắt QC

Trắc nghiệm vật lý 9 bài 51: Bài tập quang hình học

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 9 bài 51: Bài tập quang hình học. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: S' là ảnh của S qua thấu kính phân kì. Khi cho S tiến lại gần thấu kính theo đường song song với trục chính thì ảnh S' di chuyển theo những đường nào dưới đây?

  • A. Đường SI.
  • B. Đường OS.
  • C. Đường kẻ từ S' song song với trục chính.
  • D. Đường FI.

Câu 2: Thể thủy tinh khác với vật kính máy ảnh vì thể thủy tinh là:

  • A. Thấu kính phân kì.
  • B. Thấu kính hội tụ.
  • C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự thay đổi.
  • D. Cả 3 phương án đều sai.

Câu 3: Khi sử dụng kính lúp để quan sát, người ta cần điều chỉnh cái gì để việc quan sát được thuận lợi? Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau:

  • A. Điều chỉnh cả vị trí của vật, của kính và của mắt.
  • B. Điều chỉnh vị trí của kính.
  • C. Điều chỉnh vị trí của vật.
  • D. Điều chỉnh vị trí của mắt.

Câu 4: Khi quan sát một đồng xu trong chậu đựng nước thì ta nhận thấy đồng xu:

  • A. Cả 3 phương án đều sai.
  • B. Xa mặt thoáng hơn.
  • C. Gần mặt thoáng hơn.
  • D. Vẫn bình thường.

Câu 5: Muốn ảnh A'B' của AB cho bởi kính lúp là ảnh ảo thì phải đặt vật AB ở vị trí nào trước thấu kính? (d là khoảng cách từ vật đến thấu kính)

  • A. f > d > 0
  • B. d > 2f
  • C. 2f > d > f
  • D. d > f

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu 6,7

Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, cho ảnh thật A’B’. Biết A’B’ = 3AB. Biết khoảng cách AA’ = 80 cm.

Câu 6: Xác định vị trí của vật, của ảnh.

  • A. OA = 20cm;OA' = 60cm.
  • B. OA = 30cm;OA' = 50cm.
  • C. OA = 40cm;OA' = 40cm.
  • D. OA = 50cm;OA' = 30cm.

Câu 7: Biết khoảng cách từ vật đến ảnh không đổi. Tìm vị trí của thấu kính để ảnh của vật vẫn là ảnh thật và cao bằng vật.

  • A. OA = 20cm;OA' = 60cm.
  • B. OA = 30cm;OA' = 50cm.
  • C. OA = 40cm;OA' = 40cm.
  • D. OA = 50cm;OA' = 30cm.

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu 8,9

Vật AB cách thấu kính hội tụ 55 cm thì ảnh A’B’ cách thấu kính 20 cm.

Câu 8: Tính tiêu cự của thấu kính.

A. f = 14,67cm.

B. f = 15,67cm.

C. f = 16,67cm.

D. f = 17,67cm.

Câu 9: Dịch vật lại gần thấu kính thêm 15 cm. Tìm độ dịch chuyển của ảnh.

A. 3,17cm.

B. 4,17cm.

C. 5,17cm.

D. 6,17cm.

Câu 10: Một vật AB cao 4cm đặt trước một thấu kính phân kì cách thấu kính 30 cm. Ta thu được một ảnh cách thấu kính 15 cm như hình vẽ. Ảnh đó là ảnh ảo hay ảnh thật? Ảnh đó cao bao nhiêu?

  • A. Ảnh thật cao 2cm.
  • B. Ảnh ảo cao 3cm.
  • C. Ảnh ảo cao 2cm.
  • D. Ảnh thật cao 3cm.

Câu 11: Biết rằng khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt một người là không đổi và bằng 2 cm. Khi nhìn một vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màng lưới. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 100 cm.

  • A. 0,019cm.
  • B. 0,02cm.
  • C. 0,029cm.
  • D. 0,039cm.

Câu 12: Đặt một vật AB tại tiêu điểm F cảu kính lúp thì ảnh A'B' nằm ở khoảng nào?

  • A. Bằng 2f.
  • B. Ở vô cực.
  • C. Bằng f.
  • D. Bằng 4f.

 

Câu 13: Sự giống nhau của vật kính máy ảnh và thể thủy tinh trong mắt:

  • A. Đều là thấu kính hội tụ.
  • B. Cả (1) và (2) đều sai.
  • C. Tạo ảnh thật, nhỏ hơn vật.
  • D. Cả (1) và (2) đều đúng.

Câu 14: Thể thủy tinh khác với vật kính máy ảnh vì thể thủy tinh là:

  • A. Cả 3 phương án đều sai.
  • B. Thấu kính hội tụ.
  • C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự thay đổi.
  • D. Thấu kính phân kì.

Câu 15: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu điểm F, F' và các điểm M,N,P,Q được vẽ trên hình. Hãy chỉ đúng vị trí ảnh của A sẽ trùng với điểm nào trên hình.

  • A. Tại P.
  • B. Tại Q.
  • C. Tại M.
  • D. Tại N.

Câu 16: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu điểm F, F'; Các điểm M,N,P,Q nằm trên trục chính của thấu kính. Hãy cho biết vật AB phải đặt ở vị trí nào để cho ảnh thật nhỏ hơn vật? (OM = MF = FN = NP = PQ)

  • A. Tại P.
  • B. Tại M.
  • C. Tại N.
  • D. Tại Q.

Câu 17: Một vật  sáng AB có dạng hình mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16cm. Thấu kính có tiêu cự 12 cm. Ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật?

  • A. Ảnh cao gấp 16 lần vật.
  • B. Ảnh cao gấp 12 lần vật.
  • C. Ảnh cao gấp 4 lần vật.
  • D. Ảnh cao gấp 3 lần vật.

Câu 18: Một người bị cận thị có điểm cực viễn cách mắt 100cm. Hỏi người ấy phải đeo thấu kính gì, có tiêu cự bao nhiêu để sửa tật cận thị đó?

  • A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 100cm.
  • B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 100cm.
  • C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm.
  • D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm.

Câu 19: Kính cận thị là một ...................

  • A. Thấu kính hội tụ.
  • B. Thấu kính phân kì.
  • C. Thể thủy tinh.
  • D. Kính lúp.

Câu 20: ..................... có tiêu cự có thể thay đổi được.

  • A. Thấu kính hội tụ.
  • B. Thấu kính phân kì.
  • C. Thể thủy tinh.
  • D. Kính lúp.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác