Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì II (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 9 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?

  • A. Tảng đá nằm trên mặt đất.
  • B. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.
  • C. Chiếc thuyền chạy trên mặt nước.
  • D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống

Câu 2: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi nó có khả năng nào?

  • A. Làm tăng thể tích vật khác.
  • B. Làm nóng một vật khác.
  • C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.
  • D. Nổi trên mặt nước.

Câu 3: Bằng các giác quan, căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng?

  • A. Có thể kéo, đẩy các vật
  • B. Có thể làm biến dạng vật khác.
  • C. Có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật.
  • D. Có thể làm thay đổi màu sắc các vật khác.

Câu 4: Chọn phát biểu đúng

  • A. Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
  • B. Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành hóa năng.
  • C. Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy.
  • D. Phần năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng

  • A. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
  • B. Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác.
  • C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
  • D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.

Câu 6: Nói hiệu suất động cơ điện là 97%. Điều này có nghĩa là 97% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành

  • A. cơ năng
  • B. nhiệt năng
  • C. cơ năng và nhiệt năng
  • D. cơ năng và năng lượng khác

Câu 7: Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?

  • A. Tác dụng cơ
  • B. Tác dụng nhiệt
  • C. Tác dụng quang
  • D. Tác dụng từ

Câu 8: Trong máy phát điện gió, dạng năng lượng nào đã được chuyển hóa thành điện năng?

  • A. Cơ năng
  • B. Nhiệt năng
  • C. Hóa năng
  • D. Quang năng

Câu 9: Trong các nhà máy phát điện, nhà máy phát điện nào có công suất phát điện không ổn định nhất?

  • A. Nhà máy nhiệt điện đốt than
  • B. Nhà máy điện gió
  • C. Nhà máy điện nguyên tử
  • D. Nhà máy thủy điện

Câu 10: Hãy tìm hiểu và cho biết ở Việt Nam các máy phát điện lớn trong lưới điện quốc gia có tần số bao nhiêu?

  • A. Tần số 100Hz.
  • B. Tần số 75Hz.
  • C. Tần số 50Hz.
  • D. Tần số 25Hz.

Câu 11: Khi động cơ điện hoạt động thì có sự chuyển hóa dạng năng lượng nào dưới đây?

  • A. Cơ năng thành điện năng
  • B. Điện năng thành hóa năng
  • C. Nhiệt năng thành điện năng
  • D. Điện năng thành cơ năng

Câu 12: Dụng cụ điện nào khi hoạt động, điện năng chỉ biến đổi thành nhiệt năng?

  • A. máy khoan bê tông
  • B. quạt điện
  • C. máy cưa điện
  • D. bàn là

Câu 13: Khi cuộn dây quay đều đặn trong từ trường thì mỗi vòng quay dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đổi chiều.

  • A. 2 lần. 
  • B. 3 lần.
  • C. 4 lần.
  • D. 5 lần.

Câu 14: Trong nồi nước sôi đang bốc hơi, năng lượng được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào?

  • A. Động năng thành thế năng.
  • B. Nhiệt năng thành cơ năng.
  • C. Nhiệt năng thành hóa năng.
  • D. Hóa năng thành cơ năng

Câu 15: Dụng cụ nào sau đây có biến đổi điện năng thành cơ năng?

  • A. máy sấy tóc
  • B. đinamo xe đạp
  • C. máy hơi nước
  • D. động cơ 4 kì

Câu 16: Ánh sáng mặt trời cung cấp một công suất 0,8 kW cho mỗi mét vuông đất. Hiệu suất của pin mặt trời là 10%. Diện tích các mái nhà trong trường học là 2000m2, giả sử các mái nhà này đều là các tấm pin mặt trời thì sẽ cung cấp một công suất điện bao nhiêu cho trường học.

  • A. 200kW
  • B. 180kW
  • C. 160kW
  • D. 140kW

Câu 17: Máy biến thế có cuộn dây:

  • A. Đưa điện vào là cuộn sơ cấp.
  • B. Đưa điện vào là cuộn sơ cấp.
  • C. Đưa điện vào là cuộn thứ cấp.
  • D. Lấy điện ra là cuộn sơ cấp.

Câu 18: Chọn điền từ vào chỗ… trong câu sau:

“ Cơ năng bằng tổng… và ….của vật. Đơn vị của cơ năng là…và được kí hiệu là….”.

  • A. Nhiệt năng, động năng, độ, C
  • B. Động năng, thế năng, Niuton, N
  • C. Động năng, thế năng, Jun, J
  • D. Thế năng, nhiệt năng, Jun, N

Câu 19: Ưu điểm nổi bật của nhà máy thủy điện là

  • A. tránh được ô nhiễm môi trường.
  • B. việc xây dựng nhà máy là đơn giản.
  • C. tiền đầu tư không lớn.
  • D. có thể hoạt động tốt trong cả mùa mưa và mùa nắng.

Câu 20: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện gió là :

  • A. Năng lượng gió – Cơ năng – Điện năng.
  • B. Năng lượng gió – Nhiệt năng – Cơ năng – Điện năng.
  • C. Năng lượng gió – Hóa năng- Cơ năng – Điện năng.
  • D. Năng lượng gió – Quang năng – Điện năng.

Câu 21: Hãy chọn câu phát biểu đúng

  • A. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ không nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.
  • B. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
  • C. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.
  • D. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.

Câu 22: Tại sao biện pháp giảm điện trở của đường dây tải điện lại tốn kém?

  • A. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém.
  • B. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém.
  • C. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém.
  • D. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải nhỏ nên gây tốn kém.

Câu 23: Trong các kết luận dưới đây, kết luận nào là chính xác?

  • A. Nguồn sáng cũng là một vật sáng
  • B. Vật được chiếu sáng là nguồn sáng
  • C. Vật sáng là những vật tự phát ra ánh sáng.
  • D. Chỉ những vật được chiếu sáng mới là vật sáng

Câu 24: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

  • A. góc tới bằng 0.
  • B. góc tới bằng góc khúc xạ.
  • C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
  • D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 25: Các chậu cây cảnh đặt ở dưới những tàn cây lớn thường bị còi cọc đi rồi chết. Hiện tượng này cho thấy rõ tầm quan trọng tác dụng nào của ánh sáng ?

  • A. Tác dụng nhiệt.
  • B. Tác dụng quang điện.
  • C. Tác dụng sinh học.
  • D. Tác dụng từ.

Câu 26: Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?

  • A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.
  • B. Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ.
  • C. Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.
  • D. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.

Câu 27: Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60 cm. Tiêu cự của thấu kính là:

  • A. 60 cm
  • B. 120 cm
  • C. 30 cm
  • D. 90 cm

Câu 28: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ?

  • A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kì.
  • B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.
  • C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.
  • D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.

Câu 29: Một vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh cao 5cm và đối xứng với vật qua quang tâm O. Kích thước của vật AB là:

  • A. 10cm
  • B. 15cm
  • C. 5 cm
  • D. 20 cm

Câu 30: Thấu kính phân kì là loại thấu kính:

  • A. có phần rìa dày hơn phần giữa.
  • B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
  • C. biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hộ tụ.
  • D. có thể làm bằng chất rắn trong suốt.

Câu 31: Chiếu chùm tia tới song song với trục chính của một thấu kính phân kì thì:

  • A. Chùm tia ló là chùm sáng song song.
  • B. Chùm tia ló là chùm sáng phân kì.
  • C. Chùm tia ló là chùm sáng hội tụ.
  • D. Không có chùm tia ló vì ánh sáng bị phản xạ toàn phần.

Câu 32: Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều:

  • A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều.
  • B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt yếu hơn dòng điện một chiều.
  • C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý mạnh hơn dòng điện một chiều.
  • D. Dòng điện xoay chiều tác dụng một cách không liên tục.

Câu 33: Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí:

  • A. nằm sát vật kính
  • B. nằm trên vật kính
  • C. nằm trên phim
  • D. nằm sau phim

Câu 34: Trong máy phát điện xoay chiều, khi nam châm quay thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện xoay chiều. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

  • A. Từ trường qua tiết diện của cuộn dây luôn tăng.
  • B. Số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây luôn luôn tăng.
  • C. Số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
  • D. Từ trường qua tiết diện của cuộn dây không biến đổi.

Câu 35: Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách:

  • A. thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
  • B. thay đổi đường kính của con ngươi.
  • C. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.
  • D. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến con ngươi.

Câu 36: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây thay đổi như thế nào?

  • A. Luôn luôn không đổi.
  • B. Luôn luôn giảm.
  • C. Luôn luôn tăng.
  • D. Luân phiên tăng, giảm.

Câu 37: Một người cận phải đeo kính có tiêu cự 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ được vật cách xa mắt nhất là bao nhiêu?

  • A. 25cm
  • B. 15cm
  • C. 75cm
  • D. 50cm

Câu 38: Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng ở giữa có trục quay, chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau và tô màu lần lượt là: đỏ, lục và lam. Cho vòng tròn quay thật nhanh nhìn mặt giấy ta nhận thấy có màu

  • A. kẻ sọc đỏ và lục
  • B. kẻ sọc đỏ và lam
  • C. kẻ sọc lục và lam
  • D. trắng

Câu 39: Người ta truyền tải một công suất điện P bằng một đường dây dẫn có điện trở 5Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,5 kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 10 kV. Công suất điện P bằng:

  • A. 100000 W
  • B. 20000 kW
  • C. 30000 kW
  • D. 80000 kW

Câu 40: Một máy biến thế có hiệu điện thế cuộn sơ cấp là 220V, số vòng cuộn sơ cấp là 500 vòng, hiệu điện thế cuộn thứ cấp là 110V. Hỏi số vòng của cuộn thứ cấp là bao nhiêu vòng?

  • A. 220 vòng
  • B. 230 vòng
  • C. 240 vòng
  • D. 250 vòng

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác