Tắt QC

Trắc nghiệm vật lý 9 bài 33: Dòng điện xoay chiều

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 9 bài 33: Dòng điện xoay chiều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào sử dụng dòng điện xoay chiều?

  • A. Dòng điện chạy qua quạt điện trong gia đình.
  • B. Dòng điện chạy trong động cơ gắn trên xe ô tô đồ chơi.
  • C. Dòng điện xuất hiện khi đưa nam châm lại gần một khung dây dẫn kín.
  • D. Dòng điện chạy qua bóng đèn pin khi nối hai đầu bóng đèn với hai cực của một viên pin.

Câu 2: Nguồn điện nào sau đây có thể tạo ra dòng điện xoay chiều?

  • A. Pin Vôn ta.
  • B. Ắc quy.
  • C. Máy phát điện của nhà máy thủy điện Hòa Bình.
  • D. Máy phát điện của bộ góp là hai vành bán khuyên và hai chổi quét.

Câu 3: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây thay đổi như thế nào?

  • A. Luôn luôn không đổi.
  • B. Luôn luôn giảm.
  • C. Luôn luôn tăng.
  • D. Luân phiên tăng, giảm.

Câu 4: Trên hình vẽ 97 là sơ đồ bố trí một thí nghiệm đơn giản. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều. Thông tin nào sau đây về chuyển động của nam châm là đúng?

  • A. Nam châm tịnh tiến vào trong lòng cuộn dây.
  • B. Nam châm tịnh tiến ra xa cuộn dây.
  • C. Nam châm tịnh tiến theo phương song song với mặt cuộn dây.
  • D. Nam châm quay tròn quanh trục thẳng đứng đi qua tâm của nó.

Câu 5: Trong thí nghiệm bố trí như hình 98, trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều?

  • A. Cả nam châm và cuộn dây đều đứng yên.
  • B. Nam châm đứng yên còn cuộn dây quay quanh trục AB.
  • C. Cả nam châm và cuộn dây quanh quanh trục PQ.
  • D. Nam châm và cuộn dây chuyển động tịnh tiến theo một hướng xác định và luôn cách đều nhau.

Câu 6: Trên hình 99 vẽ một khung dây kín quay trong từ trường. Thông tin nào sau đây là đúng?

  • A. Trong khung dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
  • B. Dòng điện xuất hiện trong khung dây chỉ chạy theo một chiều nhất định.
  • C. Dòng điện xuất hiện trong khung dây là dòng điện xoay chiều.
  • D. Dòng điện xuất hiện trong khung dây có cường độ không thay đổi.

Câu 7: Treo một thanh nam châm lên một sợi dây mềm, thả cho thanh nam châm dao động quanh vị trí cân bằng (như hình 100). Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây có đặc điểm gì?

  • A. Có cường độ không đổi.
  • B. Có chiều không thay đổi.
  • C. Có chiều và cường độ không thay đổi.
  • D. Có chiều và cường độ luôn thay đổi.

Câu 8: Khi cuộn dây quay đều đặn trong từ trường thì mỗi vòng quay dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đổi chiều.

  • A. 2 lần. 
  • B. 3 lần.
  • C. 4 lần.
  • D. 5 lần.

Câu 9: Dòng điện xoay chiều là:

  • A. dòng điện luân phiên đổi chiều.
  • B. dòng điện không đổi.
  • C. dòng điện có chiều từ trái qua phải.
  • D. dòng điện có một chiều cố định.

Câu 10: Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 11: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi:

  • A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên.
  • B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
  • C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi.
  • D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi.

Câu 12: Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

  • A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.
  • B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ.
  • C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục.
  • D. Đặt một cuộn dây dẫn kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó.

Câu 13: Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

  • A. Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang.
  • B. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ của từ trường.
  • C. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín.
  • D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Câu 14: Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?

  • A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại.
  • B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại.
  • C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.
  • D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.

Câu 15: Treo một thanh nam châm ở đầu một sợi dây và cho dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình:

Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là:

  • A. Dòng điện xoay chiều
  • B. Dòng điện có chiều không đổi
  • C. Không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây.
  • D. Không xác định được.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác