Tắt QC

Trắc nghiệm vật lý 11 bài 20: Lực từ Cảm ứng từ (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 11 bài 20: Lực từ Cảm ứng từ (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chọn ý sai. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường

  • A. vuông góc với cảm ứng từ
  • B. vuông góc với dây dẫn
  • C. cùng chiều với từ trường
  • D. phụ thuộc góc giữa dây dẫn và cảm ứng từ

Câu 2: Một đoạn dây dẫn dài 5cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vecto cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 0,75A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là $3.10^{-2}$N. Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là

  • A. 0,4T
  • B. 0,8T
  • C. 1,0T
  • D. 1,2T

Câu 3: Để xác định hướng của từ trường trong khoảng không gian có từ trường người ta dùng

  • A. một kim nam châm nhỏ
  • B. một điện tích thử q=+e
  • C. một dây nhỏ và ngắn
  • D. từ kế

Câu 4: Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường

  • A. Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó
  • B. Cùng hướng với lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tại điểm đó
  • C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tạo điểm đó.
  • D. Có độ lớn tỉ lệ với cường độ của phần tử dòng điện đặt tại điểm đó

Câu 5: Một phần tử dòng điện đặt vào trong một từ trường đều, lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn nhỏ nhất khi

  • A. phần tử dòng điện nằm vuông góc với các đường sức từ
  • B. phần tử dòng điện nằm song song với các đường sức từ
  • C. phần tử dòng điện hợp với từ trường góc $45^{\circ}$
  • D. phần tử dòng điện hợp với từ trường góc $60^{\circ}$

Câu 6: Đặt hai phần tử dòng điện có cùng chiều dài, vuông góc với các đường sức từ của một điện trường đều, biết cường độ dòng điện trong phần tử thứ nhất lớn gấp hai lần cường độ dòng điện trong phần tử thứ 2. Tỉ số giữa độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ nhất so với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ hai là

  • A. 1:2
  • B. 1:4
  • C. 2:1
  • D. 4:1

Câu 7: Một phần tử dòng điện có chiều dài l, cường độ I đặt vuông góc với các đường sức của từ trường đều. Khi đó lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn là F. Công thức nào sau đây là đúng?

  • A. $B=\frac{F}{I.l}$
  • B. $F=\frac{B}{I.l}$
  • C. $I=\frac{B}{F.l}$
  • D. $l=\frac{B}{I.F}$

Câu 8: Đặt một kim nam châm nhỏ tại điểm M trên mặt phẳng vuông góc với một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I (dây dẫn và mặt phẳng cắt nhau tại O). Khi cân bằng kim nam châm sẽ:

  • A. hướng cực Nam vào dòng điện
  • B. hướng cực Bắc vào dòng điện
  • C. trùng với các cực từ của Trái Đất
  • D. tiếp tuyến với đường tròn bán kính OM

Câu 9: Hướng của dòng điện, hướng của từ trường và hướng của lực điện từ tác dụng lên dòng điện này

  • A. tạo thành một tam giác vuông
  • B. tạo thành một tam diện thuận
  • C. luôn cùng hướng với nhau
  • D. luôn hợp với nhau một góc $120^{\circ}$

Câu 10: Lực điện từ $\vec{F}$ tác dụng lên phần tử dòng điện $I\vec{l}$ đặt trong từ trường, tại vị trị có cảm ứng từ bằng $\vec{B}$, góc tạo bởi $\vec{B}$ và $I\vec{l}$ là $\alpha $, có độ lớn là

  • A. $BIlcos\alpha $
  • B. $\frac{Bcos\alpha }{Il}$
  • C. $BIlsin\alpha $
  • D. $\frac{Bsin\alpha }{Il}$

Câu 11: Nam châm điện không có tính chất nào sau đây?

  • A. Các cực N, S thay đổi khi chiều dòng điện thay đổi
  • B. Từ tính của lõi sắt tồn tại một thời gian dài sau khi dòng điện tắt
  • C. Nam châm điện sẽ mạnh hơn khi tăng số vòng dây cuốn quanh lõi sắt
  • D. Nam châm điện sẽ mạnh hơn khi tăng cường độ dòng điện qua ống dây

Câu 12: Vật liệu nào sau đây không thể làm nam châm

  • A. Niken
  • B. Đồng oxit
  • C. Côban
  • D. Mangan

Câu 13: Dòng điện và nam châm tương tác với nhau là vì chúng có

  • A. điện trường
  • B. từ tính
  • C. thẩm từ
  • D. từ cảm

Câu 14: Chọn phát biểu sai. Lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với các đường sức từ sẽ thay đổi khi

  • A. cường độ dòng điện thay đổi
  • B. dòng điện và từ trường cùng đổi chiều
  • C. cảm ứng từ thay đổi
  • D. từ trường đổi chiều

Câu 15: Điều nào sau đây là không đúng? Cảm ứng từ tại mỗi điểm trong từ trường

  • A. Tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó
  • B. Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó
  • C. Đặc trưng cho khả năng tác dụng lực từ tại điểm đó là mạnh hay yếu
  • D. Có phương vuông góc với trục của kim nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó

Câu 16: Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6cm có dòng điện I=5A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=0,5T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn $F=7,5.10^{-2}$N. Góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng là

  • A. $0,5^{\circ}$
  • B. $0,5^{\circ}$
  • C. $0,5^{\circ}$
  • D. $0,5^{\circ}$

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác