Tắt QC

Trắc nghiệm vật lý 11 Bài tập cuối chương V

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 11 Bài tập cuối chương V. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một khung dây hình tam giác vuông tại đỉnh A có hai cạnh góc vuông là AB=6cm, AC=8cm. Khung dây được đặt vuông góc với từ trường đều $\vec{B}$ với cảm ứng từ B=0,2T. Dòng điện chạy qua khung là I=5A. Lực từ tác dụng lên cạnh huyền BC 

  • A. 0,2N
  • B. 0,1N
  • C. 1N
  • D. 0,5N

Câu 2: Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều là dương khi góc hợp bởi đường sức từ và pháp tuyến đối với S

  • A. là góc tù
  • B. là góc nhọn
  • C. bằng π
  • D.bằng π/2

Câu 3: Từ thông qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1s từ thông tăng từ 0,6 Wb đến 1,6 Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng

  • A. 6V
  • B. 10V
  • C. 16V
  • D. 22V

Câu 4: Một khung dây hình chữ nhật ABCD đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ $B=5.10^{-2}$T. Cạnh AB của khung dài 3cm, cạnh BC dài 5cm. Dòng điện trong khung dây có cường độ I=5A. Giá trị lớn nhất của momen ngẫu từ tác dụng lên khung dây có độ lớn là

  • A. $3,75.10^{-4}$Nm
  • B. $7,5.10^{-3}$Nm
  • C. 2,55Nm
  • D. 3,75Nm

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Độ lớn suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín được xác định nhờ định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ.
  • B. Kết hợp giữa định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ và định luật Len-xơ giúp ta xác định đuuợc độ lớn của suất điện động cảm ứng và chiều dòng điện cảm ứng.
  • C. Chiều của dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín được xác định nhờ định luật Len-xơ.
  • D. Chiều của dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín được xác định nhờ định luật Jun—Len-xơ.

Câu 6: Trong các hình vẽ a, b, c, d mũi tên chỉ chiều chuyển động của nam châm hoặc vòng dây kín. Khi xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong các vòng dây thì kết luận nào sau đây là đúng?

  • A. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kín có chiều cùng chiều kim đồng hồ ở hình a, b; ngược chiều kim đồng hồ ở hình c, d
  • B. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kín có chiều cùng chiều kim đồng hồ ở hình a, b, d; ngược chiều kim đồng hồ ở hình c
  • C. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kín có chiều cùng chiều kim đồng hồ ở hình b, d; ngược chiều kim đồng hồ ở hình a, c
  • D. Dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn kín có chiều cùng chiều kim đồng hồ ở hình b, c; ngược chiều kim đồng hồ ở hình a, d.

Câu 7: Trong các hình vẽ a, b, c, d, mũi tên chỉ chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trên vòng dây dẫn kín. Biết nam châm cố định còn vòng dây dẫn kín đang chuyển động đến gần hoặc ra xa nam châm. Khi xác định chiều chuyển động của vòng dây dẫn kín thì kết luận nào sau đây là đúng?

  • A. Vòng dây dẫn kín đang chuyển động ra xa nam châm ở hình a, c; đến gần nam châm ở hình b, d
  • B. Vòng dây dẫn kín đang chuyển động ra xa nam châm ở hình a, b; đến gần nam châm ở hình c, d
  • C. Vòng dây dẫn kín đang chuyển động ra xa nam châm ở hình b, c, d; đến gần nam châm ở hình a.
  • D. Vòng dây dẫn kín đang chuyển động ra xa nam châm ở hình a, b, c; đến gần nam châm ở hình d.

Câu 8: Một khung dây dẫn được quấn thành vòng tròn bán kính 20cm, đặt trong một từ trường đều mà các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Trong thời gian t, cảm ứng từ tăng đều từ 0,1T đến 1,1T, trong khung dây xuất hiện một suất điện động không đổi với độ lớn là 0,2V. Thời gian t là

  • A. 0,2s
  • B. 0,628s
  • C. 4s
  • D. Chưa đủ dữ kiện để xác định

Câu 9: Khung dây dẫn ABCD rơi thẳng đứng (theo chiều mũi tên ở hình vẽ) qua vùng không gian có từ trường đều MNPQ. Đặt tên các vùng không gian như sau: vùng 1 trước MN, vùng 2 trong MNPQ, vùng 3 sau PQ. Trường hợp nào sau đây trong khung dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng? dòng điện cảm ứng khi đó có chiều như thế nào?

  • A. Khung dây dẫn đang chuyển động trong vùng 1. Chiều dòng điện cảm ứng ADCBA
  • B. Khung dây dẫn đang chuyển động trong vùng 2. Chiều dòng điện cảm ứng ABCDA
  • C. Khung dây dẫn đang chuyển động trong vùng 3. Chiều dòng điện cảm ứng ABCDA
  • D. Khung dây dẫn đang chuyển động giữa vùng 1 và vùng 2, chiều dòng điện cảm ứng ADCBA. Hoặc khung dây dẫn đang chuyển động giữa vùng 2 và vùng 3, chiều dòng điện cảm ứng ABCDA

Câu 10: Đặt khung dây ABCD, cạnh a = 4ccm trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,05T.

-Trường hợp 1: vuông góc với mặt phẳng khung dây

-Trường hợp 2: song song với mặt phẳng khung dây

-Trường hợp 3: hợp với mặt phẳng khung dây góc α = 30o

Từ thông qua khung dây trong các trường hợp trên lần lượt là:

  • A. $\Phi _{1} = 0, \Phi _{2} = 8.10^{-5}Wb, \Phi _{3} = 6,92.10^{-5}$Wb.
  • B. $\Phi _{1} = 8.10^{-5}Wb, \Phi _{2} = 0, \Phi _{3} = 6,92.10^{-5}$Wb.
  • C. $\Phi _{1} = 8.10^{-5}Wb, \Phi _{2} = 0, \Phi _{3} = 4.10^{-5}$Wb.
  • D. $\Phi _{1} = 0, \Phi _{2} = 8.10^{-3}Wb, \Phi _{3} = 6,92.10^{-5}$Wb.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Hiện tượng sinh ra dòng điện Fu-cô có thể coi là hiện tượng tự cảm
  • B. Hiện tượng sinh ra dòng điện Fu-cô không thể coi là hiện tượng cảm ứng điện từ
  • C. Hiện tượng sinh ra dòng điện Fu-cô có thể coi là hiện tượng cảm ứng điện từ
  • D. Không thể áp dụng định luật Len-xơ để xác định chiều của dòng điện Fu-cô.

Câu 12: Kí hiệu nào dưới đây có thể coi là kí hiệu ứng với đơn vị từ thông?

  • A. Tm
  • B. H/A
  • C. A/H
  • D. A.H

Câu 13: Vòng dây tròn có diện tích 50cm2, điện trở bằng 0,2Ω đặt nghiêng góc $30^{\circ}$ với như hình vẽ. Trong thời gian 0,01s, từ trường tăng đều từ 0 lên 0,02T. Suất điện động cảm ứng và độ lớn dòng điện cảm ứng trong vòng dây lần lượt là

  • A. $e_{c}=5.10^{-3}V;i_{c}=2,5.10^{-2}A$
  • B. $e_{c}=8,65.10^{-3}V;i_{c}=4,3.10^{-2}A$
  • C. $e_{c}=5.10^{-4}V;i_{c}=2,5.10^{-3}A$
  • D. $e_{c}=8,65.10^{-4}V;i_{c}=4,3.10^{-3}A$

Câu 14: Từ thông $\Phi $ qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2s từ thông giảm từ 1,2 Wb xuống còn 0,4 Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng

  • A. 6V
  • B. 4V
  • C. 2V
  • D. 1V

Câu 15: Một vòng dây kín có từ thông qua nó là 0,5 Wb. Để tạo ra suất điện động có độ lớn 1V thì từ thông phải giảm đều về 0 trong thời gian bao lâu

  • A. 2s
  • B. 0,2s
  • C. 0,5s
  • D. 5s

Câu 16: Một khung dây cứng hình chữ nhật có kích thước 2cm x 3cm đặt trong từ trường đều. Khung có 200 vòng dây. Khi cho dòng điện có cường độ 0,2A đi vào khung thì momen ngẫu lực từ tác dụng vào khung có giá trị lớn nhất là $24.10^{-4}$Nm. Cảm ứng từ của từ trường có độ lớn là

  • A. 0,05T
  • B. 0,10T
  • C. 0,40T
  • D. 0,75T

Câu 17: Cho một khung dây tròn đường kính 20cm đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 0,01T. Lúc đầu mặt khung vuông góc với đường sức từ. Cho khung quay đến vị trí mặt phẳng khung song song với đường sức từ. Thời gian quay là $10^{-3}$s. Trong thời gian quay, độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung là

  • A. 0,314V
  • B. 3,14V
  • C. 0,314mV
  • D. 3,14mV

Câu 18: Một ống dây dài 40cm, gồm 800 vòng dây, điện tích tiết diện ngang của ống dây bằng $10cm^{2}$. Ống dây được nối với một nguồn điện có cường độ tăng từ 0 đến 4A. Nếu suất điện động tự cảm của ống dây là 1,2V, thì thời gian xảy ra biến thiên của dòng điện là

  • A. ∆t = 0,067s
  • B. ∆t = 0,0067s
  • C. ∆t = 6,7s
  • D. ∆t = 0,67s

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác