Tắt QC

Trắc nghiệm vật lý 11 bài 23: Từ thông – Cảm ứng điện từ (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 11 bài 23: Từ thông – Cảm ứng điện từ (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hai khung dây tròn có mặt phẳng song song với nhau đặt trong từ trường đều. Khung dây 1 có đường kính 20cm và từ thông qua nó là 30 mWb. Khung dây 2 có đường kính 40cm, từ thông qua nó là

  • A. 60 mWb
  • B. 120 mWb
  • C. 15 mWb
  • D. 7,5 mWb

Câu 2: Định luật Len-xơ cho phép ta xác định

  • A. độ biến đổi từ thông qua mạch
  • B. độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch
  • C. chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch
  • D. độ lớn dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch

Câu 3: Một hình vuông cạnh 5cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ $B=4.10^{-4}$T. Từ thông qua hình vuông đó bằng $10^{-6}$Wb. Góc hợp bởi vecto cảm ứng từ và vecto pháp tuyến với hình vuông đó là

  • A. $\alpha =0^{\circ}$
  • B. $\alpha =30^{\circ}$
  • C. $\alpha =60^{\circ}$
  • D. $\alpha =90^{\circ}$

Câu 4: Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường không phụ thuộc

  • A. hướng của từ trường
  • B. chiều dài đoạn dây dẫn
  • C. vận tốc của dây dẫn
  • D. điện trở của dây dẫn

Câu 5: Cho một khung dây có điện tích S đặt trong từ trường đều, cảm ứng từ , $\alpha $ là góc hợp bởi và pháp tuyến của mặt phẳng khung dây. Công thức tính từ thông qua S là:

  • A. $\Phi = B.S.cos\alpha $
  • B. $\Phi = B.S.sin\alpha $
  • C. $\Phi = B.S$
  • D. $\Phi = B.S.tan\alpha $

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng ?

  • A. Nếu từ thông ban đầu qua mạch kín tăng thì từ trường cảm ứng ngược chiều từ trường ban đầu. Từ trường cảm ứng sẽ cùng chiều từ trường ban đầu nếu từ thông qua mạch kín giảm.
  • B. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.
  • C. Khi từ thông qua mạch kín biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.
  • D. Từ trường của dòng điện cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài sinh ra dòng điện cảm ứng.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây từ thông qua vòng dây dẫn (C) biến thiên?

  • A. Vòng dây (C) đứng yên, nam châm chuyển động xuống dưới.
  • B. Nam châm và vòng dây dẫn (C) cùng chuyển động đều từ dưới lên trên với vận tốc v.
  • C. Nam châm và vòng dây dẫn (C) cùng chuyển động đều từ trên xuống dưới với vận tốc v.
  • D. Nam châm và vòng dây dẫn (C) đứng yên.

Câu 8: Một khung dây hình chữ nhật (10cmx20cm) gồm 100 vòng dây đặt trong một từ trường đều B=0,2T. Cho khung quay đều với vận tốc góc $\omega =20\pi $rad/s quanh trục đối xứng của khung. Chọn gốc thời gian lúc pháp tuyến của khung song song $\vec{B}$. Biểu thức từ thông qua khung là

  • A. $\Phi =4sin20\pi t$(Wb)
  • B. $\Phi =0,4sin20\pi t+\frac{\pi }{2}$(Wb)
  • C. $\Phi =4cos20\pi t$(Wb)
  • D. $\Phi =2cos20\pi t$(Wb)

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Từ thông là một đại lượng vô hướng
  • B. Từ thông qua mặt phẳng khung dây bằng 0 khi khung dây dẫn đặt trong từ trường có các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây
  • C. Từ thông qua một mặt kín luôn khác 0
  • D. Từ thông qua một mặt kín có thể bằng 0 hoặc khác 0

Câu 10: Trong thời gian $\Delta t$, từ thông qua một mạch kín biến thiên một lượng $\Delta \Phi $. Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín là

  • A. $e_{c}=\left | \frac{\Delta \Phi  }{\Delta t} \right |$
  • B. $e_{c}=|\Delta \Phi .\Delta t|$
  • C. $e_{c}=\left | \frac{\Delta \Phi }{\Delta t} \right |$
  • D. $e_{c}=-\left | \frac{\Delta \Phi  }{\Delta t} \right |$

Câu 11: Máy phát điện hoạt động theo nguyên tắc dựa trên hiện tượng

  • A. phát xạ điện từ
  • B. cảm ứng điện từ
  • C. điện phân
  • D. tự cảm

Câu 12: Đơn vị của từ thông có thể là

  • A. tesla trên mét (T/m)
  • B. tesla nhân với mét (T.m)
  • C. tesla trên mét bình phương ($T/m^{2}$)
  • D. tesla nhân mét bình phương ($T.m^{2}$)

Câu 13: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20cm nằm trong từ trường đều độ lớn B=1,2T sao cho các đường sức vuông góc với mặt phẳng khung dây. Từ thông qua khung dây bằng

  • A. 0,048 Wb
  • B. 0,151 Wb
  • C. 0,240 Wb
  • D. 0 Wb

Câu 14: Từ thông qua khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều đạt giá trị cực đại khi

  • A. các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây
  • B. các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây.
  • C. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 0o
  • D. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 40o

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về từ thông ?

  • A. Biểu thức định nghĩa của từ thông là $\Phi = B.S.cos\alpha $
  • B. Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb)
  • C. Từ thông là một đại lượng đại số
  • D. Từ thông là một đại lượng có hướng.

Câu 16: Một khung dây hình tròn có diện tích $S = 2cm^{2}$ đặt trong từ trường có cảm ứng từ $B = 5.10^{-2}$T, các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Từ thông qua mặt phẳng khung dây là

  • A. $10^{-1}$Wb
  • B. $10^{-2}$Wb
  • C. $10^{-3}$Wb
  • D. $10^{-5}$Wb

Câu 17: Mặt bán cầu đường kính 2R đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ $\vec{B}$ song song với trục đối xứng của mặt bán cầu. Từ thông qua mạch bán cầu là 

  • A. $\pi R^{2}B$
  • B. $2\pi RB$
  • C. $\pi RB$
  • D. $4\pi R^{2}B$

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác