Trắc nghiệm vật lí 9 bài 39: Tổng kết chương II: Điện từ học (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9 bài 39: Tổng kết chương II: Điện từ học (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất
- B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất
- C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường
- D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không
Câu 2: Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều ?
A. Máy thu thanh dùng pin
- B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V
- C. Tủ lạnh
- D. Ấm đun nước
Câu 3: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?
- A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên
B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam
- C. Đặt ở đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc – Nam
- D. Đặt ở đó một kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc - Nam
Câu 4: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?
A. Đèn điện
- B. Máy sấy tóc
- C. Tủ lạnh
- D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin.
Câu 5: Người ta dùng dụng cụ nào để có thể nhận biết từ trường?
- A. Dùng ampe kế
- B. Dùng vôn kế
- C. Dùng áp kế
D. Dùng kim nam châm có trục quay
Câu 6: Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều :
- A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều
- B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt yếu hơn dòng điện một chiều
- C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý mạnh hơn dòng điện một chiều
D. Dòng điện xoay chiều tác dụng một cách không liên tục.
Câu 7: Dựa vào hiện tượng nào dưới đây để kết luận được rằng: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?
- A. Dây dẫn hút các vụn sắt ở gần nó
- B. Dây dẫn hút nam châm ở gần nó
- C. Dòng điện làm cho kim nam châm luôn cùng hướng với dây dẫn
D. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song với nó bị lệch khỏi hướng Bắc - Nam ban đầu
Câu 8: Nếu hiệu điện thế của điện nhà là 220V thì phát biểu nào là không đúng?
- A. Có những thời điểm, hiệu điện thế lớn hơn 220V
- B. Có những thời điểm, hiệu điện thế nhỏ hơn 220V
- C. 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này.
D. 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi.
Câu 9: Khi đặt sắt, thép, niken, côban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì:
- A. Bị nhiễm điện
B. Bị nhiễm từ
- C. Mất hết từ tính
- D. Giữ được từ tính lâu dài
Câu 10: Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng dụng cụ nào dưới đây:
- A. Một cục nam châm vĩnh cửu
- B. Điện tích thử
C. Kim nam châm
- D. Điện tích đứng yên
Câu 11: Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn quấn xung quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua.
Nếu ngắt dòng điện:
- A. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường mạnh, có thể hút được sắt, thép, ...
- B. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường yếu, không thể hút được sắt, thép, ...
- C. Lõi sắt non không có từ tính, có thể hút được sắt, thép, ...
D. Lõi sắt non không có từ tính, không thể hút được sắt, thép, ...
Câu 12: Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V-15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức :
- A. Bình ăcquy có hiệu điện thế 16V
B. Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V.
- C. Hiệu điện thế một chiều 9V
- D. Hiệu điện thế một chiều 6V.
Câu 13: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào sau đây kiểm tra được pin có còn điện hay không?
- A. Đưa kim nam châm lại gần cực dương của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện
- B. Đưa kim nam châm lại gần cực âm của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện
C. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện
- D. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm không lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu lệch khỏi vị ví ban đầu đó thì cục pin hết điện.
Câu 14: Chọn phát biểu đúng.
A. Khi một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì ở cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều
- B. Máy biến thế có thể chạy bằng dòng điện một chiều
- C. Không thể dùng dòng điện xoay chiều để chạy máy biến thế mà dùng dòng điện một chiều để chạy máy biến thế
- D. Máy biến thế gồm một cuộn dây và mội lõi sắt
Câu 15: Từ trường là:
- A. không gian xung quanh điện tích đứng yên, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng điện lên kim nam châm đặt trong nó.
B. không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
- C. không gian xung quanh điện tích có khả năng tác dụng lực điện lên kim nam châm đặt trong nó.
- D. không gian xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên điện tích đặt trong nó.
Câu 16: Với 2 cuộn dây có số vòng dây khác nhau ở máy biến thế
- A. Cuộn dây ít vòng hơn là cuộn sơ cấp
- B. Cuộn dây nhiều vòng hơn là cuộn sơ cấp.
- C. Cuộn dây ít vòng hơn là cuộn thứ cấp
D. Cuộn dây nào cũng có thể là cuộn thứ cấp.
Câu 17: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là:
- A. Lực điện
- B. Lực hấp dẫn
C. Lực từ
- D. Lực đàn hồi
Câu 18: Khi đặt dây dẫn song song với kim nam châm, cho dòng điện chạy qua dây dẫn thì:
A. Kim nam châm đứng yên không thay đổi
- B. Có lực tác dụng lên kim nam châm
- C. Lực tác dụng lên kim nam châm là lực từ
- D. Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận