Tắt QC

Trắc nghiệm Tin học 9 kết nối bài 13a: Hoàn thiện bảng tính quản lí tài chính gia đình (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Tin học 9 kết nối tri thức bài 13a: Hoàn thiện bảng tính quản lí tài chính gia đình (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công thức chung của hàm kiểm tra điều kiện và trả về một giá trị khi điều kiện đó đúng và một giá trị khác nếu điều kiện đó sai là

  • A. =IF([value_if_true], logical_test, [value_if_false]).
  • B. =IF(logical_test, [value_if_false], [value_if_true]).
  • C. =IF(logical_test, [value_if_true], [value_if_false]).
  • D. =IF([value_if_false], [value_if_true], logical_test).

Câu 2: Công thức chung của hàm tính tổng giá trị của những ô thoả mãn một điều kiện nào đó là

  • A. =IF(logical_test, [value_if_true], [value_if_false]).
  • B. =SUMIF(range, criteria, [sum_range]).
  • C. =SUMIF(criteria, [sum_range], range).
  • D. =COUNTIF(range, criteria).

Câu 3: Công thức chung của hàm đếm số ô tính trong vùng dữ liệu thoả mãn điều kiện là

  • A. =COUNTIF(criteria, range).
  • B. =SUMIF(range, criteria, [sum_range]).
  • C. =COUNTIF(range, criteria).
  • D. =IF(logical_test, [value_if_false], [value_if_true]).

Câu 4: Trong công thức chung của SUMIF, tham số sum_range có ý nghĩa gì?

  • A. Phạm vi chứa các giá trị cần tính tổng, nếu sum bị bỏ qua thì tính tổng các ô trong tham số sum_range thoả mãn điều kiện.
  • B. Điều kiện kiểm tra.
  • C. Phạm vi chứa các giá trị cần tính tổng, nếu sum_range bị bỏ qua thì tính tổng các ô trong tham số range thoả mãn điều kiện.
  • D. Phạm vi chứa các giá trị cần kiểm tra hoặc tính tổng các giá trị nếu không có tham số criteria.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Khi sử dụng bảng tính điện tử quản lí tài chính gia đình, dữ liệu thu, chi được lưu trữ, cập nhật và hiển thị trực quan, sinh động, dễ so sánh,… giúp các gia đình kiểm soát chi tiêu hiệu quả.
  • B. Có thể bổ sung biểu đồ để hiển thị số liệu thu và chi một cách trực quan, dễ so sánh, giúp cho việc quản lí tài chính gia đình được dễ dàng và hiệu quả.
  • C. Giá trị NET lớn sẽ cho thấy gia đình đang chi tiêu nhiều.
  • D. Giá trị NET nhỏ sẽ cho thấy gia đình đang chi tiêu nhiều.

Câu 6: Để tạo biểu đồ cột hiển thị trực quan giá trị thu và chi, em thực hiện như thế nào?

  • A. Chọn vùng dữ liệu TRẮC NGHIỆM Data TRẮC NGHIỆM Charts/Clustered Column.
  • B. Chọn vùng dữ liệu TRẮC NGHIỆM Chart TRẮC NGHIỆM Charts/Clustered Column.
  • C. Chọn vùng dữ liệu TRẮC NGHIỆM Insert TRẮC NGHIỆM Charts/Clustered Column.
  • D. Chọn vùng dữ liệu TRẮC NGHIỆM Formulas TRẮC NGHIỆM Charts/Clustered Column.

Câu 7: Công thức lấy giá trị của ô I9 trong trang tính Chi tiêu đưa vào ô C16 trong trang tính Tổng hợp để tổng số tiền thu nhập trong trang tính Tổng hợp được cập nhật tự động từ trang tính Chi tiêu

  • A. ='Thu nhập'!I9.
  • B. ='Chi tiêu'!I9.
  • C. ='Tổng hợp'!I9.
  • D. ="Chi tiêu"!I9.

Câu 8: Công thức tính tổng các giá trị trong vùng F1:F12 với các ô tương ứng trong vùng A1:A12 có giá trị bằng 100000 là

  • A. =SUM(A1:A12,100000,F1:F12).
  • B. =SUMIF(A1:A12,10000,F1:F12).
  • C. =SUMIF(A1:A12,100000,F1:F12).
  • D. =SUMIF(F1:F12,100000,A1:A12).

Câu 9: Công thức lấy giá trị của ô K8 trong trang tính Thu nhập đưa vào ô C15 trong trang tính Tổng hợp để tổng số tiền thu nhập trong trang tính Tổng hợp được cập nhật tự động từ trang tính Thu nhập

  • A. ="Thu nhập"!K8.
  • B. ='Tổng hợp'!K8.
  • C. ='Thu nhập'*K8.
  • D. ='Thu nhập'!K8.

Câu 10: Số tiền chênh lệch giữa thu và chi được thể hiện bằng giá trị gì?

  • A. Giá trị NET.
  • B. Giá trị NTE.
  • C. Giá trị TEN.
  • D. Giá trị ENT.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác