Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 35: Ôn tập cuối kì 2

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 tập 2 tuần 35: Ôn tập cuối kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bài học nào sau đây không thuộc chủ điểm Khám phá thế giới?

  • A. Đường đi Sa Pa.
  • B. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.
  • C. Con chim chiền chiện.
  • D. Con chuồn chuồn nước.

Câu 2: Ở một số nước, người ta dùng biện pháp gây cười để làm gì?

  • A. để gây cười
  • B. để gây buồn ngủ
  • C. để trị bệnh
  • D. không để làm gì cả

Câu 3: Xác định các trạng ngữ có trong các câu sau: 

Để có nhiều cây bóng mát, trường em trồng thêm mấy hàng phượng vĩ trên sân trường

  • A. trường em
  • B. trồng thêm mấy hàng phượng vĩ trên sân
  • C. để có nhiều cây bóng mát
  • D. để có nhiều cây

Câu 4: Cuộc thám hiểm vòng quanh trái đất của Ma-gien-lăng cùng đoàn thủy thủ đã thu được kết quả gì?

  • A. Khẳng định có sự tồn tại của người ngoài hành tinh.
  • B. Phát hiện ra hóa thạch của khủng long
  • C. Phát hiện ra châu Mĩ và nhiều vùng đất mớ
  • D. Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

Câu 5: Ý nghĩa của bài thơ Không đề?

  • A. Sự kiên trì và quyết tâm của Bác Hồ trong việc học ngoại ngữ.
  • B. Lòng yêu thể thao, sự quyết tâm, bền bỉ và kiên trì của Bác Hồ trong việc xách bương tưới cây để rèn luyện thân thể. 
  • C. Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống bất chấp hoàn cảnh kháng chiến đầy gian khổ, thiếu thốn.
  • D. Lối sống nguyên tắc, tôn trọng kỉ luật của Bác Hồ

Câu 6: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

  • A. Mát mẻ, mơn mởn, lấp lánh, thì thầm, mênh mông.
  • B. Thiết tha, ao ước, thoang thoảng, vắng lặng, chen chúc.
  • C. Vi vu, trầm bổng, phố xá, mềm mại, lâng lâng.
  • D. Vi vu, thì thầm, thoang thoảng, phố xá, trầm bổng.

Câu 7: Thông qua việc miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và hoạt động của chú chuồn chuồn nước, nhà văn muốn thể hiện điều gì?

  • A. Tình yêu và niềm tự hào của mình về quê hương đất nước .
  • B. Sự ngưỡng mộ trước thế giới tự nhiên đa dạng và nhiều màu sắc.
  • C. Sự thích thú, say mê tìm hiểu và nghiên cứu về loài chuồn chuồn.
  • D. Sự uyên thâm của tác giả đối với các loài động vật trong tự nhiên.

Câu 8: Trong câu "Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp", bộ phận nào là chủ ngữ?

  • A. Tôi
  • B. Quân trên tàu
  • C. Trông thấy
  • D. Phát khiếp 

Câu 9: Câu "Những cánh diều mềm mại như cánh bướm." thuộc mẫu câu nào đã học?

  • A. Ai làm gì?
  • B. Ai thế nào?
  • C. Ai là gì?
  • D. Tất cả các đáp án trên đúng

Câu 10: Trong bài đọc Ăng-co Vát, khu đền chính đồ sộ như thế nào?

  • A. Khu đền chính gồm bốn tầng với những ngọn tháp lớn và những dãy hành lang quanh co uốn lượn.
  • B. Khu đền chính gồm hai tầng với hai ngọn tháp đôi cao chót vót, có tổng cộng 398 gian phòng.
  • C. Khu đền chính gồm năm tầng với những ngọn tháp lớn, dãy hành lang dài quanh co và những hồ nước rộng lớn.
  • D. Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500 m, có 398 gian phòng. 

Câu 11: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm)

  • A. Ai là gì?
  • B. Ai thế nào?
  • C. Ai làm gì?
  • D. Không thuộc câu kể nào.

Câu 12: Vì sao chúa không được ăn mầm đá?

  • A. Vì thực chất không có món ăn đó
  • B. Vì đợi lâu quá, chúa phải đi xử lí việc triều chính nên không ăn nữa
  • C. Vì chúa ngửi mùi không ngon nên không muốn ăn
  • D. Vì Trạng Quỳnh ninh mầm đá lâu quá, bị cháy nên không ăn được. 

Câu 13: Nghĩa của chữ hòa trong hòa ước giống nghĩa của chữ hòa nào dưới đây?

  • A. Hòa nhau
  • B. Hòa tan
  • C. Hòa bình
  • D. Không giống bất kì trường hợp nào

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác