Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tự nhiên xã hội 3 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Tự nhiên xã hội 3 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hoạt động nào dưới đây có thể là một phần của truyền thống trường học? 

  • A. Tham gia các cuộc thi văn nghệ, thể thao
  • B. Chỉ học lý thuyết mà không tham gia hoạt động ngoại khóa
  • C. Học trong lớp mà không nói chuyện với bạn bè
  • D. Không tham gia vào các sự kiện của trường

Câu 2: Bộ phận nào của cây giúp cây quang hợp? 

  • A. Rễ
  • B. Lá
  • C. Hoa
  • D. Cành

Câu 3: Khu di tích nào sau đây được xem là một trong những di sản văn hóa thế giới của Việt Nam? 

  • A. Phong Nha - Kẻ Bàng
  • B. Chợ Bến Thành
  • C. Cầu Long Biên
  • D. Công viên nước Đầm Sen

Câu 4: Người sinh thành ra bố của mình được gọi là gì?

  • A. Ông nội và bà nội.
  • B. Ông nội và bà ngoại.
  • C. Ông ngoại và bà ngoại. 
  • D. Ông ngoại và bà nội

Câu 5: Đâu là hoạt động truyền thống của nhà trường vào dịp 27/7 hằng năm.

  • A. Tổ chức hoạt động chia sẻ áo ấm.
  • B. Tổ chức hoạt động nhường cơm sẻ áo.
  • C. Tổ chức hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
  • D. Tổ chức hoạt động học tốt dạy tốt.

Câu 6: Khai thác rừng phải đi đôi với?

  • A. Săn bắn thú quý.
  • B. Bảo vệ và trồng rừng.
  • C. Khai thác khoáng sản.
  • D. Bảo vệ vật nuôi.

Câu 7: Em có thể giúp hoa thụ phấn bằng cách nào?

  • A. Chấm nhẹ nhị hoa cái vào nhụy hoa cái.
  • B. Chấm nhẹ nhị hoa cái vào nhụy hoa đực.
  • C. Chấm nhẹ nhị hoa đực vào nhụy hoa cái.
  • D. Chấm nhẹ nhị hoa đực vào nhụy hoa đực.

Câu 8: Đâu là động vật không có xương sống?

  • A. Chim.
  • B. Cua.
  • C. Cá.
  • D. Dê.

Câu 9: Thực vật không có vai trò nào sau đây? 

  • A. Tạo oxi cung cấp cho quá trình hô hấp của động vật.
  • B. Góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính.
  • C. Cung cấp nguồn thức ăn cho động vật.
  • D. Tham gia điều hòa khí hậu.

Câu 10: Dán các tờ quảng cáo lên tường, cột điện có đúng hay không.

  • A. Không, phải dán tờ quảng cáo vào bảng rao vặt.
  • B. Không, phải dán vào cửa của người dân.
  • C. Không, phải dán lên thân cây.
  • D. Không, dán vào các cành cao trên cây.

Câu 11: Đâu không phải là hoạt động kết nối với cộng đồng?

  • A. Làm bài tập theo nhóm.
  • B. Tập luyện thể thao theo lớp.
  • C. Dọn dẹp nhà cửa.
  • D. Tham gia ngày hội ủng hộ quần áo cho người nghèo.

Câu 12:  Bến Nhà Rồng là nơi gắn liền với nhân vật lịch sử nào?

  • A. Nguyễn Ái Quốc.
  • B. Hai Bà Trưng.
  • C. Lí Thường Kiệt.
  • D. Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Câu 13:  Thân cây có chức năng gì?

  • A. Vận chuyển chất đạm từ rễ cây lên cành lá.
  • B. Vận chuyển vitamin từ rễ cây lên cành lá.
  • C. Vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ cây lên cành lá.
  • D. Vận chuyển chất xơ từ rễ cây lên cành lá.

Câu 14:  Thực vật có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và nhiều loài động vật?

  • A. Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
  • B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp.
  • C. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và ôxi cho quá trình hô hấp của con người và động vật.
  • D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 15: Động vật nào đến tuổi trưởng thành cần trải qua quá trình lột xác?

  • A. Cá.
  • B. Kiến.
  • C. Bướm.
  • D. Chim.

Câu 16: Hoa cùng một nhóm bạn đang chơi nhóm lửa trong vườn, thấy khói bốc lên nghi ngút và lửa bắt đầu lan rộng ra. Nếu em là Hoa, em sẽ làm gì?

  • A. Tiếp tục thêm lá khô để đốt lửa.
  • B. Thông báo có người lớn để giải quyết.
  • C. Cùng các bạn nhảy múa quanh đống lửa.
  • D. Gọi thêm người tới chơi.

Câu 17: Ý nghĩa của các hoạt động kết nối với cộng đồng là gì?

  • A. Học sinh không được thực hành các bài học.
  • B. Học sinh học được nhiều điều bổ ích.
  • C. Học sinh được vui chơi thỏa tích của các bạn.
  • D. Học sinh được ca hát, nhảy múa.

Câu 18: Đâu là cây ăn quả?

  • A. Cây gỗ.
  • B. Cây cao su.
  • C. Cây xoài.
  • D. Cây tre.

Câu 19: Khi tới các di tích lịch sử, chúng ta nên làm gì? 

  • A. Đi theo hàng lối.
  • B. Trèo lên các di tích.
  • C. Kí tên lên các di tích.
  • D. Vẽ bậy lên các di tích.

Câu 20: Đâu không phải là hoạt động sản xuất nông nghiệp gồm những hoạt động nào?

  • A. Trồng trọt.
  • B. Chăn nuôi.
  • C. Nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản.
  • D. Sản xuất ô tô.

Câu 21: Ai là người được vinh danh ở Văn Miếu – Quốc tử giám?

  • A. Trí thức Nho học.
  • B. Trí thức Tây học.
  • C. Trí thức Âu học.
  • D. Trí thức Mỹ học.

Câu 22:Đâu là tên gọi quen thuộc của làng lụa ở Hà Nội

  • A. Bát Tràng.
  • B. Mỹ Nghệ.
  • C. Chu Đậu.
  • D. Vạn Phúc. 

Câu 23:  Hoạt động thường niên được tổ chức vào ngày 8/3 là gì?

  • A. Tôn vinh người đàn ông.
  • B. Tôn vinh người phụ nữ.
  • C. Tôn vinh người thầy.
  • D. Tôn vinh các nhà sư.

Câu 24: Đâu là hoạt động sản xuất công nghiệp

  • A. Sản xuất thịt hộp.
  • B. Sản xuất lúa gạo.
  • C. Sản xuất vải thủ công.
  • D. Sản xuất đồ gốm.

Câu 25: Đâu không phải là hoạt động rèn luyện sức khỏe cho học sinh?

  • A. Luyện viết chữ đẹp.
  • B. Thi chạy tiếp sức.
  • C. Trò chơi kéo co.
  • D. Vũ điệu sôi động.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác