Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tự nhiên xã hội 3 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Tự nhiên xã hội 3 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nông dân làm công việc gì trong sản xuất nông nghiệp? 

  • A. Trồng cây, chăm sóc vật nuôi
  • B. Làm thợ may
  • C. Xây dựng nhà cửa
  • D. Làm các sản phẩm từ gỗ

Câu 2: Để phòng tránh hỏa hoạn, chúng ta không nên làm gì? 

  • A. Để đồ dễ cháy gần bếp
  • B. Đặt các vật dụng xa các nguồn nhiệt
  • C. Kiểm tra thiết bị điện thường xuyên
  • D. Dạy cho mọi người cách sử dụng bình chữa cháy

Câu 3: Cần phải làm gì để vệ sinh xung quanh nhà luôn sạch sẽ? 

  • A. Vứt rác bừa bãi
  • B. Lau dọn thường xuyên
  • C. Để rác ở ngoài sân
  • D. Không cần dọn dẹp

Câu 4: Em trai của mẹ được gọi là gì?

  • A. Bác trai.
  • B. Cậu. 
  • C. Chú. 
  • D. Dượng. 

Câu 5: Tích cực tìm hiểu các hoạt động lịch sử địa phương là nội dung của truyền thống nào?

  • A. Trọng đạo.
  • B. Thương người.
  • C. Uống nước nhớ nguồn.
  • D. Nhân nghĩa.

Câu 6: Khai thác dầu mỏ là thuộc ngành?

  • A. Thủ công.
  • B. Công nghiệp.
  • C. Nông nghiệp.
  • D. Không thuộc ngành nào.

Câu 7: Lá cây là cơ quan gì của cây?

  • A. Tiêu hóa.
  • B. Hô hấp.
  • C. Sinh sản.
  • D. Bài tiết.

Câu 8: Thỏ con thường đào hang ở đâu?

  • A. Dưới đất.
  • B. Dưới nước.
  • C. Trên cây.
  • D. Bùn lầy.

Câu 9: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

  • A. Thực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật.
  • B. Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sống cho động vật.
  • C. Trong một số ít trường hợp, thực vật cũng có thể gây hại cho động vật.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 10:  Đâu là con vật sống dưới nước?

  • A. Vịt.
  • B. Mực.
  • C. Heo.
  • D. Bò. 

Câu 11: Em trai của bố được gọi là gì?

  • A. Bác trai.
  • B. Cậu. 
  • C. Chú. 
  • D. Dượng.

Câu 12: Ngày hội tìm hiểu lịch sử được tổ chức với mục đích gì?

  • A. Tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống.
  • B. Tìm hiểu cội nguồn dân tộc.
  • C. Tìm hiểu về phương thức sản xuất xưa.
  • D. Tìm hiểu về công ơn thầy cô giáo.

Câu 13:  Quần thể di tích cố đô Huế là kinh đô của vương triều nào?

  • A. Nhà Lí.
  • B. Nhà Trần.
  • C. Nhà Lê.
  • D. Nhà Nguyễn.

Câu 14:  Các lá trên cây mọc như thế nào?

  • A. Mọc cách, mọc ngược, mọc vòng.
  • B. Mọc cách, mọc đối, mọc ngược.
  • C. Mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
  • D. Mọc ngược, mọc vòng, mọc đối.

Câu 15: Dấu hiệu để nhận biết một con cá đã chết là gì?

  • A. Mở mắt.
  • B. Ngửa bụng.
  • C. Mở miệng.
  • D. Vẫy đuôi.

Câu 16: Các sự kiện trong gia đình sẽ giúp cho mọi người

  • A. Gắn bó, yêu thương nhau. 
  • B. Tranh cãi với nhau.
  • C. Chia rẽ tình cảm nội bộ. 
  • D. Có thời gian kể các tật xấu của nhau.

Câu 17: Khi tham gia các hoạt động kết nối với cộng đồng, học sinh cần?

  • A. Tích cực. 
  • B. Nhí nhố.
  • C. Đùn đẩy.
  • D. Cười cợt.

Câu 18: Sản phẩm thủ công được sản xuất từ

  • A. Máy móc phức tạp.
  • B. Dây chuyền nhà máy.
  • C. Bằng tay với công cụ đơn giản.
  • D. Bằng tay với máy móc.

Câu 19: Hoa có thể thụ phấn bằng cánh nào?

  • A. Sâu ăn mất nhị hoa.
  • B. Ong giúp hoa thụ phấn.
  • C. Chim tha hoa vào rừng.
  • D. Kiến bò lên cánh hoa.

Câu 20:  Đặc điểm nhận biết của cây xương rồng?

  • A. Không có gai nhọn.
  • B. Có nhiều gai nhọn mọc khắp thân. 
  • C. Gai nhọn chỉ nằm ở trên đỉnh.
  • D. Gai nhọn chỉ nằm ở dưới thân.

Câu 21: Ông nội và bà nội là người đã sinh ra

  • A. Mẹ, bác trai, bác gái, cậu, dì.
  • B. Mẹ, thím, mợ, cậu, dì.
  • C. Bố, bác trai, bác gái, cô, chú. 
  • D. Bố, bác trai, bác gái, thím, dì.

Câu 22: Trước khi đi học, học sinh cần chuẩn bị những gì?

  • A. Sách vở, đồ dùng học tập.
  • B. Điện thoại.
  • C. Máy chơi game.
  • D. Máy nghe nhạc

Câu 23: Đâu là hoạt động hủy hoại môi trường sống của các sinh vật dưới nước?

  • A. Thải chất độc hại xuống ao, hồ, sông...
  • B. Bắt các loại sinh vật phù dù.
  • C. Thả các loại tôm, cá xuống nước.
  • D. Vớt bèo thường xuyên.

Câu 24: Số tuổi của cây được tính như thế nào?

  • A. Đếm các vòng tròn trên mặt cắt gốc cây.
  • B. Đếm số lượng rễ cây.
  • C. Đếm số lượng cành cây to.
  • D. Đếm các đường gân trên thân cây.

Câu 25: Đâu là động vật có 2 chân?

  • A. Chuột.
  • B. Tôm.
  • C. Mèo.
  • D. Ngỗng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác