Trắc nghiệm ôn tập Tự nhiên xã hội 3 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Tự nhiên xã hội 3 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi có hỏa hoạn, việc đầu tiên bạn cần làm là gì?
- A. Lấy đồ đạc ra ngoài
B. Gọi điện thoại cho số cứu hỏa
- C. Đóng cửa phòng lại
- D. Bật hết điện trong nhà
Câu 2: Việc giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà giúp chúng ta có môi trường như thế nào?
- A. Bẩn và khó chịu
B. Sạch sẽ và thoáng mát
- C. Có nhiều côn trùng
- D. Mùi hôi khó chịu
Câu 3: Hoạt động nào sau đây giúp bạn kết nối với cộng đồng?
- A. Ngồi trong phòng chơi game
B. Tham gia các hoạt động tình nguyện
- C. Xem ti vi một mình
- D. Đi du lịch
Câu 4: Khi phát hiện có mùi ga, em sẽ làm gì?
- A. Mặc kệ mùi ga và lên phòng đi ngủ.
- B. Khóa ngay bình ga lại, đóng cửa để mùi ga không thoát ra ngoài.
C. Khóa ngay bình ga lại, mở cửa để mùi ga thoát ra ngoài.
- D. Dùng miếng dẻ bịt vào van ga.
Câu 5: Đâu là thông điệp của ngày nhà giáo Việt Nam?
A. Tôn sư trọng đạo.
- B. Nhường cơm sẻ áo.
- C. Rừng xanh – hơi thở cuộc sống.
- D. Đi thong thả cho đỡ vất vả.
Câu 6: Đâu là phát biểu không đúng về rễ cây?
- A. Rễ cây là cơ quan sinh dưỡng của thực vật.
B. Rễ cây là cơ quan bài tiết của thực vật.
- C. Rễ cây là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng của thực vật.
- D. Rễ cây là cơ quan sinh sản dinh dưỡng của thực vật.
Câu 7: Dấu hiệu để nhận biết một con cá đã chết là gì?
- A. Mở mắt.
B. Ngửa bụng.
- C. Mở miệng.
- D. Vẫy đuôi.
Câu 8: Động vật nào đến tuổi trưởng thành cần trải qua quá trình lột xác?
- A. Cá.
- B. Kiến.
C. Bướm.
- D. Chim.
Câu 9: Con cua là động vật bò theo hướng nào?
- A. Lên trên.
- B. Xuống dưới.
C. Bò ngang.
- D. Chéo sang trái.
Câu 10: Điền từ còn thiếu vào ô trống: Chúng ta cần làm những việc ... để giữ gìn vệ sinh.... Tạo môi trường sống ..., bảo vệ sức khỏe, góp phần ... dịch bệnh.
A. phù hợp, xung quanh nhà, sạch đẹp, phòng tránh.
- B. xung quanh nhà, phù hợp, sạch đẹp, phòng tránh.
- C. phù hợp, sạch đẹp, xung quanh nhà, phòng tránh.
- D. xung quanh nhà, phù hợp, sạch đẹp, phòng tránh.
Câu 11: Ngày hội trồng cây xanh mang đến cho học sinh những lợi ý gì
- A. Hiểu thêm các giá trị mà thiên nhiên mang lại.
B. Có thêm nhiều kiến thức mới về cây xanh.
- C. Cách phòng chống lũ lụt, thiên tai.
- D. Tổ chức sân chơi cho học sinh nhảy múa.
Câu 12: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ mấy trên thế giới?
A. Thứ nhất.
- B. Thứ hai.
- C. Thứ ba.
- D. Thứ tư.
Câu 13: Tưới nước cho cây như thế nào là đúng cách.
A. Tưới vào lúc sáng sớm.
- B. Tưới vào lúc 12 giờ trưa.
- C. Tưới vào lúc mặt trời gắt nhất.
- D. Dưới vào lúc tối muộn.
Câu 14: Cá sinh sản như thế nào?
A. Đẻ trứng.
- B. Đẻ con.
- C. Đẻ cả trứng và con.
- D. Không sinh sản.
Câu 15: Đâu không phải là động vật sống trên cạn?
- A. Dê.
B. Hàu.
- C. Chim gõ kiến.
- D. Giun đất.
Câu 16: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc tham gia giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà?
- A. Tham gia các phong trào, hoạt động làm sạch môi trường sống.
- B. Có ý thức, trách nhiệm với môi trường sống như: tích cực trồng cây xanh, tham gia thu gom rác....
- C. Tuyên truyền với mọi người những hành động, việc làm nên hoặc không nên để gìn vệ sinh chung.
D. Tất cả phương án trên.
Câu 17: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của trường học?
A. Truyền thống vị kỉ.
- B. Truyền thống hiếu học.
- C. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.
- D. Truyền thống yêu nước.
Câu 18: Hoàng thành Thăng Long nằm ở đâu?
A. Hà Nội.
- B. Thành phố Hồ Chí Minh.
- C. Ninh Bình.
- D. Thừa Thiên Huế.
Câu 19: Làm thế nào để tạo ra một chiếc cây mới?
A. Gieo hạt xuống dưới đất.
- B. Để hạt vào cốc nước.
- C. Cắt đôi hạt rồi gieo xuống đất.
- D. Cắt đôi hạt rồi đề vào cốc nước.
Câu 20: Lớp vảy của cá có chức năng gì?
- A. Tiêu hóa thức ăn.
- B. Trang trí.
- C. Thải chất bẩn.
D. Bảo vệ cơ thể.
Câu 21: Ông ngoại và bà ngoại là người đã sinh ra
A. Mẹ, bác trai, bác gái, cậu, dì.
- B. Mẹ, thím, mợ, cậu, dì.
- C. Bố, bác trai, bác gái, cô, chú.
- D. Bố, bác trai, bác gái, thím, dì.
Câu 22: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây
A. Các hoạt động cộng đồng gây mất thời gian của học sinh.
- B. Các hoạt động cộng đồng giúp học sinh có nhiều thời gian tìm hiểu về cuộc sống xung quanh.
- C. Các hoạt động cộng đồng góp phần bồi dưỡng các phẩm chất yêu thương, chia sẻ...
- D. Các hoạt động cộng đồng giúp học sinh hiểu thêm về các vấn đề xã hội.
Câu 23: Khai thác dầu khí cần sử dụng dụng cụ nào?
- A. Máy đào.
- B. Máy nén.
C. Giàn khoan.
- D. Máy xúc.
Câu 24: Tại sao không nên ăn trứng rán để qua đêm. Chọn đáp án đúng nhất?
- A. Trứng đã nấu chín để qua đêm hương vị không còn ngon như hôm trước.
- B. Trứng đã nấu chín để qua đêm để qua đêm sản sinh độc tố, gây bệnh cho cơ thể.
C. Trứng đã nấu chín để qua đêm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh, dễ gây ngộ độc.
- D. Theo quan niệm dân gian, ăn trứng để qua đêm dẫn đến xui xẻo.
Câu 25: Cá sử dụng bộ phận nào để di chuyển dưới nước.
- A. Mắt và vây.
B. Đuôi và vây.
- C. Mắt và miệng.
- D. Đuôi và miệng.
Bình luận