Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức cuối học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 11 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi bắn phát một, tốc độ bắn của súng tiểu liên AK là

  • A. 40 phát/ phút.
  • B. 60 phát/ phút.
  • C. 80 phát/ phút.
  • D. 100 phát/ phút.

Câu 2: Tầm bắn thẳng đối với mục tiêu người nằm của súng tiểu liên AK là

  • A. 400 m.
  • B. 350 m.
  • C. 800 m.
  • D. 500 m.

Câu 3: Súng tiểu liên AK bao gồm bao nhiêu bộ phận chính?

  • A. 11 bộ phận chính.
  • B. 12 bộ phận chính.
  • C. 13 bộ phận chính.
  • D. 14 bộ phận chính.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quy tắc tháo, lắp súng tiểu liên AK?

  • A. Dùng đúng phụ tùng, làm đúng thứ tự động tác.
  • B. Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo súng.
  • C. Chọn nơi khô ráo, sạch sẽ để tháo, lắp súng.
  • D. Không cần khám súng trước khi tháo, lắp.

Câu 5: Động tác lắp súng tiểu liên AK bao gồm bao nhiêu bước?

  • A. 7 bước.
  • B. 8 bước.
  • C. 9 bước.
  • D. 10 bước.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong thực hiện pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?

  • A. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí,…
  • B. Tích cực, chủ động nghiên cứu và thực hiện quy định của pháp luật.
  • C. Tố giác và kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
  • D. Che dấu hành vi vi phạm pháp luật của người thân, bạn bè.

Câu 7: Hành vi: chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua, bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng… sẽ bị xử phạt theo hình thức nào sau đây?

  • A. Xử lí hình sự.
  • B. Cảnh cáo và phạt tiền.
  • C. Thu hồi giấy phép sử dụng.
  • D. Xử phạt vi phạm hành chính.

Câu 8: Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?

  • A. Sở hữu vũ khí thô sơ là đồ gia bảo, hiện vật để trưng bày, triển lãm.
  • B. Nghiên cứu, chế tạo trái phép vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
  • C. Đào bới và thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
  • D. Mua bán, tàng trữ, vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Câu 9: Lực lượng nào dưới đây (thuộc Bộ Công an) được trang bị vũ khí quân dụng?

  • A. Quân đội nhân dân.
  • B. Công an nhân dân.
  • C. Dân quân tự vệ.
  • D. Cảnh sát biển.

Câu 10: Bộ Quốc phòng trang bị vũ khí quân dụng cho lực lượng nào sau đây?

  • A. Hải quan cửa khẩu.
  • B. Quân đội nhân dân.
  • C. Kiểm lâm, kiểm ngư.
  • D. Công an nhân dân.

Câu 11: Các vật thể như: mô đất, gốc cây, bờ ruộng, bờ tường, vật kiến trúc kiên cố,… được xếp vào nhóm nào sau đây?

  • A. Vật cản.
  • B. Vật che đỡ.
  • C. Vật che khuất.
  • D. Vật liệu nổ.

Câu 12: Nơi nào sau đây là địa hình trống trải?

  • A. Bờ tường.
  • B. Bụi cỏ rậm.
  • C. Đồi trọc.
  • D. Bờ ruộng.

Câu 13: Trong quá trình lợi dụng vật che khuất, khi vận động hoặc khi ẩn nấp, tư thế của chiến sĩ đều phải

  • A. cao và to hơn vật lợi dụng.
  • B. cao và nhỏ hơn vật lợi dụng.
  • C. thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng.
  • D. thấp và to hơn vật lợi dụng.

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những yêu cầu khi lợi dụng địa hình, địa vật?

  • A. Tiện đánh địch nhưng địch khó đánh ta.
  • B. Hành động phải bí mật, khéo léo, thận trọng.
  • C. Làm thay đổi hình dáng, màu sắc vật lợi dụng.
  • D. Theo dõi được địch nhưng địch khó phát hiện ta.

Câu 15: Mục đích của việc lợi dụng vật che khuất là để

  • A. tạo thế vững vàng, dùng hỏa lực tiêu diệt địch.
  • B. tránh đạn bắn thẳng, mảnh văng bom, đạn địch.
  • C. giữ kín hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp.
  • D. khiến địch khó phân biệt giữa ta và địa hình, địa vật.

Câu 16: Khi đang vận động chủ yếu dùng cách nhìn như thế nào?

  • A. Nhìn lướt qua.
  • B. Nhìn kĩ từ xa đến gần.
  • C. Nhìn kĩ từ phải qua trái.
  • D. Nhìn qua các vật phản chiếu.

Câu 17: Khi làm nhiệm vụ canh gác, tuần tra, các chiến sĩ không nên

  • A. vừa đi vừa nhìn.
  • B. dùng các vật phản chiếu để nhìn.
  • C. kết hợp với nhiều đồng đội để quan sát kĩ lưỡng.
  • D. dừng lại ở mỗi vị trí một khoảng thời gian phù hợp để quan sát.

Câu 18: Trong mọi trường hợp, nếu nghe thấy tiếng súng các cỡ nổ liên tục, dồn dập, thì nơi đó

  • A. có ta và địch.
  • B. không có ta và địch.
  • C. chỉ có ta, không có địch.
  • D. chỉ có địch, không có ta.

Câu 19: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về động tác truyền tin khi hành quân vào ban đêm?

  • A. Người ở phía trước phải lùi lại phía sau.
  • B. Người ở phía sau phải tiến lên phía trước.
  • C. Truyền tin xong, các chiến sĩ giữ nguyên vị trí.
  • D. Truyền tin xong, các chiến sĩ về vị trí của mình.

Câu 20: Trường hợp vật chuẩn chưa được xác định trước, khi chỉ mục tiêu chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Chọn địa hình, địa vật rõ rệt, xa mục tiêu làm chuẩn.
  • B. Chọn những vật thấp, nhỏ, xa mục tiêu để làm chuẩn.
  • C. Chọn địa hình, địa vật rõ rệt, gần mục tiêu làm chuẩn.
  • D. Chọn những vật thấp, nhỏ, gần mục tiêu để làm chuẩn.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác