Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức cuối học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 11 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Súng trang bị cho cá nhân và phân đội bộ binh được gọi là

  • A. súng bộ binh.
  • B. súng thần công.
  • C. súng thần cơ.
  • D. súng hỏa mai.

Câu 2: Súng trường CKC và súng tiểu liên AK có điểm gì giống nhau?

  • A. Chỉ bắn được phát một.
  • B. Dùng hỏa lực tiêu diệt địch.
  • C. Bắn được liên thanh và phát một.
  • D. Là loại súng tự động và bán tự động.

Câu 3: So với súng trường CKC, súng tiểu liên AK có điểm gì khác biệt?

  • A. Súng bắn được liên thanh và phát một.
  • B. Có thể dùng lê và báng súng để đánh gần.
  • C. Loại súng bán tự động, chỉ bắn được phát một.
  • D. Là súng bộ binh, được trang bị cho từng người.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của súng trường CKC?

  • A. Dùng hỏa lực để tiêu diệt sinh lực địch.
  • B. Có thể dùng lê, báng súng để đánh gần.
  • C. Súng bắn được liên thanh và phát một.
  • D. Súng bán tự động, chỉ bắn được phát một.

Câu 5: Hộp tiếp đạn của súng tiểu liên AK có thể chứa được bao nhiêu viên đạn?

  • A. 30 viên đạn.
  • B. 40 viên đạn.
  • C. 50 viên đạn.
  • D. 60 viên đạn.

Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……… là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp”?

  • A. Vũ khí.
  • B. Vật liệu nổ.
  • C. Công cụ hỗ trợ.
  • D. Vũ khí quân dụng.

Câu 7: Phương tiện/ động vật nghiệp vụ nào sau đây được xếp vào nhóm công cụ hỗ trợ?

  • A. Dao găm.
  • B. Chó Pitbull.
  • C. Mã tấu.
  • D. Khóa số 8.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về nguyên tắc quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?

  • A. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • B. Người quản lí, sử dụng… phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
  • C. Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất,… phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
  • D. Khi không còn nhu cầu sử dụng, có thể cấp phát cho người dân nếu họ có nhu cầu.

Câu 9: Bộ Quốc phòng trang bị vũ khí quân dụng cho lực lượng nào sau đây?

  • A. Hải quan cửa khẩu.
  • B. Quân đội nhân dân.
  • C. Kiểm lâm, kiểm ngư.
  • D. Công an nhân dân.

Câu 10: Lực lượng nào dưới đây (thuộc Bộ Công an) được trang bị vũ khí quân dụng?

  • A. Quân đội nhân dân.
  • B. Công an nhân dân.
  • C. Dân quân tự vệ.
  • D. Cảnh sát biển.

Câu 11: “Nhằm tránh địch phát hiện hoặc nếu có phát hiện thì khó phân biệt giữa ta và địa hình, địa vật” - đó là mục đích khi thực hiện động tác nào sau đây?

  • A. Lợi dụng vật che đỡ.
  • B. Lợi dụng vật che khuất.
  • C. Nhìn, nghe, phát hiện địch.
  • D. Vượt qua địa hình trống trải.

Câu 12: Khi vận động để vượt qua địa hình trống trải, các chiến sĩ cần lưu ý điều gì?

  • A. Vận dụng linh hoạt các động tác: lê, bò, trườn và vọt tiến.
  • B. Làm rung động và thay đổi địa hình, địa vật xung quanh.
  • C. Người không nhấp nhô và không làm rung động nguỵ trang.
  • D. Lợi dụng địa hình, địa vật có màu sắc tương phản với trang phục.

Câu 13: Mục đích của việc lợi dụng vật che khuất là để

  • A. tạo thế vững vàng, dùng hỏa lực tiêu diệt địch.
  • B. tránh đạn bắn thẳng, mảnh văng bom, đạn địch.
  • C. giữ kín hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp.
  • D. khiến địch khó phân biệt giữa ta và địa hình, địa vật.

Câu 14: Mục đích của việc lợi dụng vật che khuất là để

  • A. tạo thế vững vàng, dùng hỏa lực tiêu diệt địch.
  • B. tránh đạn bắn thẳng, mảnh văng bom, đạn địch.
  • C. giữ kín hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp.
  • D. khiến địch khó phân biệt giữa ta và địa hình, địa vật.

Câu 15: Nơi nào sau đây là địa hình trống trải?

  • A. Bờ tường.
  • B. Bụi cỏ rậm.
  • C. Đồi trọc.
  • D. Bờ ruộng.

Câu 16: Khi nhìn bằng các vật phản chiếu, chúng ta nên nhìn như thế nào?

  • A. Chọn nơi kín đáo và để mắt xa vật phản chiếu.
  • B. Chọn nơi trống trải và để mắt xa vật phản chiếu.
  • C. Chọn nơi kín đáo và để mắt gần vật phản chiếu.
  • D. Chọn nơi trống trải và để mắt gần vật phản chiếu.

Câu 17: Khi thực hiện động tác nghe, nếu có những vật dẫn tiếng động tốt như: mặt đất rắn, mặt đường cái, đường ray xe lửa,... chúng ta nên

  • A. dùng bàn tay làm phễu úp sát vào vành tai để nghe.
  • B. chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước.
  • C. vận dụng các phương tiện công nghệ để nghe.
  • D. áp tai vào vật đó để nghe được rõ và xa.

Câu 18: Khi hành quân, truyền tin vào ban ngày, nếu còn ở xa địch, các chiến sĩ có thể dùng lời nói để truyền tin, nhưng phải đảm bảo

  • A. diễn đạt dài, cụ thể và chính xác.
  • B. âm lượng lớn, diễn đạt dài, cụ thể.
  • C. diễn đạt bằng kí hiệu đã quy định.
  • D. ngắn gọn, rõ ràng, đủ và chính xác.

Câu 19: Khi thực hiện động tác nghe, nếu cùng một lúc có nhiều tiếng động, chúng ta phải

  • A. dùng bàn tay làm phễu úp sát vào vành tai để nghe.
  • B. chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước.
  • C. vận dụng các phương tiện công nghệ để nghe.
  • D. áp tai vào mặt đất để nghe được rõ và xa.

Câu 20: Khi thực hiện động tác nghe, nếu gặp trường hợpmưa, gió, nhiều tiếng động ồn ào,… chúng ta có thể

  • A. dùng bàn tay làm phễu úp sát vào vành tai để nghe.
  • B. chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước.
  • C. vận dụng các phương tiện công nghệ để nghe.
  • D. áp tai vào mặt đất để nghe được rõ và xa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác