Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 11 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chuyển Lệnh gọi đăng kí nghĩa vụ quân sự đến công dân cư trú tại địa phương trước thời hạn đăng kí nghĩa vụ quân sự bao nhiêu ngày?

  • A. 8 ngày.
  • B. 9 ngày.
  • C. 10 ngày.
  • D. 11 ngày.

Câu 2: Độ tuổi được gọi nhập ngũ của công dân Việt Nam là

  • A. Từ đủ 20 đến hết 25 tuổi.
  • B. Từ đủ 21 đến hết 27 tuổi.
  • C. Từ đủ 18 đến hết 25 tuổi.
  • D. Từ đủ 17 đến hết 27 tuổi.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiêu chuẩn được gọi nhập ngũ của công dân Việt Nam?

  • A. Có lí lịch rõ ràng.
  • B. Đủ sức khỏe phụ vụ tại ngũ.
  • C. Tuân thủ pháp luật của nhà nước.
  • D. Không yêu cầu trình độ văn hóa.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện phòng không nhân dân?

  • A. Thực hiện nghiêm các văn bản pháp luật về phòng không nhân dân ở địa phương.
  • B. Tham gia huấn luyện, diễn tập và thực hiện các nhiệm vụ phòng không nhân dân.
  • C. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hiểu biết về phòng không nhân dân.
  • D. Từ chối thực hiện lệnh sơ tán, kiên quyết bám trụ tại địa phương để đánh địch.

Câu 5: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiêu chuẩn tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân?

  • A. Công dân đã có tiền án, tiền sự.
  • B. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • C. Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng.
  • D. Tốt nghiệp THPT đối với công dân các xã miền núi.

Câu 6: Thuật ngữ nào được đề cập đến trong đoạn trích sau đây: “……. là tổng thể các hoạt động và biện pháp phòng không để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo tồn tiềm lực chiến tranh”.

  • A. Phòng không nhân dân.
  • B. Địa bàn phòng không nhân dân.
  • C. Thế trận phòng không nhân dân.
  • D. Lực lượng phòng không nhân dân.

Câu 7: Hồ sơ đăng kí nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cần có loại giấy tờ nào sau đây?

  • A. Giấy khai sinh và phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
  • B. Tờ khai đăng kí thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
  • C. Bản chụp căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân.
  • D. Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc bản chụp căn cước công dân.

Câu 8: Trong hoạt động phòng không nhân dân thời chiến, việc sơ tán, phân tán đến khi tình hình ổn định được áp dụng đối với

  • A. Lực lượng bám trụ ở những địa bàn trọng điểm về phòng không nhân dân.
  • B. Trẻ em, người già yếu, phụ nữ mang thai ở vùng trọng điểm phòng không.
  • C. Học sinh, sinh viên ở những vùng có nguy cơ địch tập trung bắn phá.
  • D. Các khu vực có nguy cơ kẻ địch tập trung lực lượng đánh phá.

Câu 9: Công dân được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, khi đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia công an xã liên tục từ đủ

  • A. 18 tháng trở lên.
  • B. 24 tháng trở lên.
  • C. 30 tháng trở lên.
  • D. 36 tháng trở lên.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao?

  • A. Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vui chơi lành mạnh.
  • B. Chủ động nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật.
  • C. Giúp đỡ cơ quan chức năng điều tra, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật.
  • D. Không tham gia hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội do địa phương tổ chức.

Câu 11: “……… là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Địa bàn phòng không nhân dân.
  • B. Thế trận phòng không nhân dân.
  • C. Lực lượng phòng không nhân dân.
  • D. Hoạt động phòng không nhân dân.

Câu 12: Nội dung nào sau đây không đúng về khái niệm “tội phạm sử dụng công nghệ cao”?

  • A. Là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
  • B. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.
  • C. Do người mất năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.
  • D. Xâm phạm trật tự, an toàn thông tin, tổn hại lợi ích nhà nước.

Câu 13: Một trong những cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm là

  • A. Hoạt động độc lập, không có sự cấu kết.
  • B. Câu kết thành các băng nhóm, tổ chức.
  • C. Chỉ lưu động trên phạm vi xã, phường.
  • D. Không sử dụng các loại vũ khí, công cụ.

Câu 14: Khái niệm “tội phạm” không bao gồm nội dung nào sau đây?

  • A. Do pháp nhân thương mại thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý.
  • B. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
  • C. Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Dân sự.
  • D. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý.

Câu 15: Câu ca dao “Thầy đề cho số tào lao/ Thầy bói nói dựa, chỗ nào cũng ma” phản ánh về loại tệ nạn xã hội nào dưới đây?

  • A. Tệ nạn ma túy.
  • B. Tệ nạn cờ bạc.
  • C. Tệ nạn mại dâm.
  • D. Tệ nạn mê tín dị đoan.

Câu 16: Tệ nạn mê tín dị đoan là các hành vi

  • A. Sử dụng trái phép chất ma tuý, nghiện ma tuý, vi phạm pháp luật về ma tuý.
  • B. Mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm.
  • C. Tin vào những điều mơ hồ dẫn đến cuồng tín, hành động trái với chuẩn mực xã hội.
  • D. Lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thua bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

Câu 17: “Hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật, lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, gây nguy hiểm cho xã hội” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Tệ nạn xã hội.
  • B. Bạo lực gia đình.
  • C. Bạo lực học đường.
  • D. Tội phạm hình sự.

Câu 18: “Sự suy giảm về số lượng, chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật tự nhiên” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Sự cố môi trường.
  • B. Ô nhiễm môi trường.
  • C. Suy thoái môi trường.
  • D. Biến đổi khí hậu.

Câu 19: Để bảo vệ môi trường đất, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào sau đây?

  • A. Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong sản xuất.
  • B. Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường đất của cộng đồng cư dân.
  • C. Khai thác triệt để tài nguyên rừng để lấy gỗ phục vụ cho đời sống sản xuất.
  • D. Tăng diện tích đất canh tác bằng các hành động: đốt nương làm rẫy.

Câu 20: Hoạt động phòng không nhân dân thời chiến không bao gồm hoạt động nào sau đây?

  • A. Tổ chức sơ tán, phân tán phòng, tránh tiến công đường không của địch.
  • B. Tổ chức trinh sát, quan sát và thông báo, báo động phòng không nhân dân.
  • C. Xây dựng các kế hoạch, đề án, dự án phục vụ công tác phòng không nhân dân.
  • D. Tổ chức khắc phục hậu quả và những thiệt hại do địch tiến công đường không.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác