Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 11 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới?

  • A. Giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng.
  • B. Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội.
  • C. Chỉ chú trọng xây dựng sức mạnh của đất nước về văn hóa - xã hội.
  • D. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2: Bất kì thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là

  • A. Đối tác.
  • B. Đối tượng.
  • C. Đồng đội.
  • D. Đồng minh.

Câu 3: Luật Biển Việt Nam năm 2012 bao gồm

  • A. 320 điều và 9 phụ lục.
  • B. 7 chương với 55 điều.
  • C. 9 chương với 62 điều.
  • D. 36 điều và 8 phụ lục.

Câu 4: Theo quy định trong Luật Biển Việt Nam năm 2012: vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm

  • A. Vùng nội thủy và tiếp giáp lãnh hải.
  • B. Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải.
  • C. Thềm lục địa và lòng đất dưới đáy biển.
  • D. Đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

Câu 5: “Mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Biên giới quốc gia trên biển.
  • B. Biên giới quốc gia trên không.
  • C. Biên giới quốc gia trên đất liền.
  • D. Biên giới quốc gia trong lòng đất.

Câu 6: Hoạt động phòng không nhân dân thời chiến không bao gồm hoạt động nào sau đây?

  • A. Tổ chức sơ tán, phân tán phòng, tránh tiến công đường không của địch.
  • B. Tổ chức trinh sát, quan sát và thông báo, báo động phòng không nhân dân.
  • C. Xây dựng các kế hoạch, đề án, dự án phục vụ công tác phòng không nhân dân.
  • D. Tổ chức khắc phục hậu quả và những thiệt hại do địch tiến công đường không.

Câu 7: Công dân được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, khi đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia công an xã liên tục từ đủ

  • A. 18 tháng trở lên.
  • B. 24 tháng trở lên.
  • C. 30 tháng trở lên.
  • D. 36 tháng trở lên.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự?

  • A. Ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự.
  • B. Có mặt đúng thời gian quy định trong giấy gọi khám, kiểm tra sức khỏe.
  • C. Làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
  • D. Chấp hành quy định của pháp luật về đăng kí và thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Câu 9: Trong hồ sơ đăng kí nghĩa vụ quân sự lần đầu cần có

  • A. Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
  • B. Giấy chứng nhận đăng kí nghĩa vụ quân sự.
  • C. Sổ hộ khẩu và bản chụp căn cước công dân.
  • D. Bản chụp giấy khai sinh và sổ hộ khẩu.

Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiêu chuẩn tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân?

  • A. Công dân đã có tiền án, tiền sự.
  • B. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • C. Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng.
  • D. Tốt nghiệp THPT đối với công dân các xã miền núi.

Câu 11: Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ một lần vào thời gian nào?

  • A. Tháng 11 hoặc tháng 12.
  • B. Tháng 1 hoặc tháng 2.
  • C. Tháng 2 hoặc tháng 3.
  • D. Tháng 4 hoặc tháng 5.

Câu 12: Hoạt động phòng không nhân dân trong thời bình, không bao gồm hoạt động nào sau đây?

  • A. Xây dựng công trình phòng không nhân dân.
  • B. Tổ chức trinh sát, quan sát và thông báo, báo động.
  • C. Tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng không nhân dân.
  • D. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân.

Câu 13: Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về tệ nạn cờ bạc?

  • A. Đánh đề ra đê mà ở.
  • B. Bói ra ma, quét nhà ra rác.
  • C. Đi cuốc đau tay, đi cày mỏi gối.
  • D. Nhịn đói nằm co hơn ăn no vác nặng.

Câu 14: Khái niệm “tội phạm” không bao gồm nội dung nào sau đây?

  • A. Do pháp nhân thương mại thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý.
  • B. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
  • C. Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Dân sự.
  • D. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý.

Câu 15: Trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân, lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt?

  • A. Bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.
  • B. Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
  • C. Dân quân tự vệ và bộ đội chủ lực.
  • D. Quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Câu 16: Hoạt động phòng không nhân dân không bao gồm lực lượng chuyên môn nào sau đây?

  • A. Lực lượng khắc phục hậu quả.
  • B. Lực lượng phục vụ chiến đấu.
  • C. Lực lượng đánh địch.
  • D. Lực lượng công an.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục tiêu đánh phá của kẻ địch khi tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam?

  • A. Trụ sở các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.
  • B. Đài phát thanh, truyền hình, trung tâm thông tin viễn thông.
  • C. Những địa phương vùng sâu, vùng xa, thưa thớt dân cư.
  • D. Bộ chỉ huy tác chiến chiến lược, chiến dịch.

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các thủ đoạn của kẻ địch khi tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam?

  • A. Tiến hành đánh phá đồng loạt, liên tục, ác liệt và chỉ diễn ra trong đêm tối.
  • B. Phối hợp với chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lí và các hoạt động khác.
  • C. Tăng cường hoạt động tình báo, trinh sát, nắm chắc các mục tiêu định tiến công.
  • D. Tiến công từ nhiều hướng, từ xa; giành và giữ quyền làm chủ trên không, trên biển.

Câu 19: Trong thời bình, Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân được tổ chức thành lập ở mấy cấp?

  • A. 2 cấp (trung ương và quân khu).
  • B. 3 cấp (trung ương, quân khu và tỉnh).
  • C. 4 cấp (trung ương, quân khu, tỉnh và huyện).
  • D. 5 cấp (trung ương, quân khu, tỉnh, huyện và xã).

Câu 20: Thuật ngữ nào được đề cập đến trong đoạn trích sau đây: “……. là tổng thể các hoạt động và biện pháp phòng không để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo tồn tiềm lực chiến tranh”.

  • A. Phòng không nhân dân.
  • B. Địa bàn phòng không nhân dân.
  • C. Thế trận phòng không nhân dân.
  • D. Lực lượng phòng không nhân dân.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác