Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo cuối học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sự kiện nào dưới đây phản ánh về thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

  • A. Rô-bốt Xô-phi-a được cấp quyền công dân (2017).
  • B. Phong trào “99 chống lại 1” bùng nổ ở Mỹ (2011).
  • C. Khủng hoảng thừa (1929 - 1933).
  • D. Khủng hoảng hoa Tulip (1637).

Câu 2: Quốc gia nào dưới đây có vị trí địa lí được coi là “cầu nối” giữa khu vực Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo?

  • A. Lào.
  • B. Thái Lan.
  • C. Việt Nam.
  • D. Mianma.

Câu 3: Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực

  • A. có đất đai rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt.
  • B. có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.
  • C. không có sự quản lí của các nhà nước phong kiến.
  • D. là điểm bắt đầu của “con đường tơ lụa trên biển”.

Câu 4:  Do có vị trí địa lí chiến lược quan trọng nên trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam là

  • A. một cường quốc thương mại đường biển, có vai trò chi phối kinh tế thế giới.
  • B. địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc trong khu vực và thế giới.
  • C. “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của thực dân Anh và thực dân Pháp.
  • D. một đế quốc hùng mạnh, có tầm ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế.

Câu 5: Đến cuối thế kỉ XIX, nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Hà Lan?

  • A. Mi-an-ma.
  • B. Phi-líp-pin.
  • C. In-đô-nê-xi-a.
  • D. Cam-pu-chia.

Câu 6: Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, Chính phủ Bru-nây thi hành chính sách

  • A. phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
  • B. cải cách đất nước, lấy đổi mới về chính trị làm trọng tâm.
  • C. xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
  • D. đa dạng hoá nền kinh tế, gia tăng sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

Câu 7: Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm nhập, xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?

  • A. Mỹ tấn công, đánh chiếm Phi-líp-pin.
  • B. Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca.
  • C. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam).
  • D. Thực dân Anh đánh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a.

Câu 8: Hiện nay, quốc gia nào ở châu Á đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?

  • A. Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal.
  • B. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
  • C. Vương quốc Thái Lan.
  • D. Đại Hàn Dân Quốc.

Câu 9: Điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là gì?

  • A. Phong trào theo khuynh hướng tư sản thay thế phong trào theo ý thức hệ phong kiến.
  • B. Phong trào theo ý thức hệ phong kiến thay thế phong trào theo khuynh hướng tư sản.
  • C. Tồn tại song song hai khuynh hướng tư sản và vô sản trong phong trào yêu nước.
  • D. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối.

Câu 10: Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài?

  • A. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (939).
  • B. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (938).
  • C. Khởi nghĩa giành quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ (905).
  • D. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ (907).

Câu 11: Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, Phi-líp-pin đặt dưới ách thống trị của

  • A. thực dân Anh.
  • B. thực dân Tây Ban Nha.
  • C. thực dân Pháp.
  • D. thực dân Bồ Đào Nha.

Câu 12: Trong Trận Bạch Đằng (năm 938), tướng quân Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo đã

  • A. bị tử trận.
  • B. bị bắt sống.
  • C. ngụy trang rồi trốn về nước.
  • D. chui vào ống đồng để trốn về nước.

Câu 13:  Nhà Tống lợi dụng cơ hội nào để lăm le xâm lược Đại Cồ Việt?

  • A. Đại Cồ Việt đang rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.
  • B. Đất nước rối ren, Lê Hoàn đảo chính lật đổ nhà Đinh.
  • C. Triều Đinh lục đục, chia rẽ; vua Đinh Toàn còn nhỏ tuổi.
  • D. Triều đình suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua thay cho vua Đinh.

Câu 14: Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Cam-pu-chia không tiến hành cuộc khởi nghĩa nào sau đây?

  • A. Khởi nghĩa của A-cha-xoa (1863 - 1866).
  • B. Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867).
  • C. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892).
  • D. Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830).

Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

  • A. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém.
  • B. Thiếu khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh mới.
  • C. Tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu.
  • D. Thiếu kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.

Câu 16: Trong thời gian đầu, để xâm nhập vào Đông Nam Á, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng thủ đoạn nào?

  • A. Khống chế chính trị, ép kí hiệp ước bất bình đẳng.
  • B. Sử dụng hoạt động buôn bán, truyền giáo.
  • C. Truyền bá học thuyết “Đại Đông Á”.
  • D. Dùng vũ lực để thôn tính đất đai.

Câu 17:  Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Trần kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân Nguyên xâm lược (1288)?

  • A. Tiên phát chế nhân.
  • B. Đánh thành diệt viện.
  • C. Vườn không nhà trống.
  • D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.

Câu 18: Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn

  • A. hình thành.
  • B. phát triển.
  • C. phát triển đến đỉnh cao.
  • D. khủng hoảng, suy thoái.

Câu 19: Thắng lợi của những cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam có nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển của đất nước, ngoại trừ việc

  • A. góp phần hình thành nhiều truyền thống tốt đẹp.
  • B. giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
  • C. đưa Việt Nam phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
  • D. bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 20: Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Việt Nam nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của

  • A. thực dân Anh.
  • B. thực dân Pháp.
  • C. thực dân Tây Ban Nha.
  • D. thực dân Hà Lan.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác