Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo cuối học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước

  • A. công nghiệp phát triển.
  • B. nông nghiệp lạc hậu.
  • C. công nghiệp mới.
  • D. công nghiệp lạc hậu.

Câu 2: Đoạn văn dưới đây được trích dẫn từ bản tuyên ngôn nào?

“Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc”

  • A. Tuyên ngôn Độc lập (Mỹ, 1776)
  • B. Tuyên ngôn hòa bình (Ấn Độ, 1920).
  • C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).
  • D. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ (Mỹ, 1862).

Câu 3: Một trong những nội dung của lịch sử Đông Nam Á những năm 1945 - 1984 là

  • A. các nước lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
  • B. tất cả các nước tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  • C. các nước lần lượt trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
  • D. thực dân phương Tây quay lại tái chiếm Đông Nam Á.

Câu 4:  Từ năm 1986 đến nay, Lào…

  • A. thực hiện đường lối đổi mới toàn diện.
  • B. đấu tranh chống lại sự cấm vận của Mĩ.
  • C. lâm vào suy thoái, khủng hoảng nghiêm trọng.
  • D. bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Câu 5: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?

  • A. Tiêu diệt các thế lực phong kiến địa phương để thâu tóm quyền hành.
  • B. Để cho người bản xứ nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị.
  • C. Thâu tóm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...
  • D. Không cho phép người bản xứ tham gia vào bộ máy hành chính.

Câu 6: Chớp thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (tháng 8/1945), những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã tiến hành cách mạng giành lại được độc lập dân tộc?

  • A. Mi-an-ma, Lào, Thái Lan.
  • B. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Lào.
  • C. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.
  • D. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Lào.

Câu 7: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938), chống quân Tống thời Tiền Lê (981) và chống quân Nguyên thời Trần (1287 - 1288) có điểm chung nào?

  • A. Bố trí trận địa mai phục và giành được chiến thắng lớn trên sông Bạch Đằng.
  • B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho quân địch nhiều khó khăn.
  • C. Xây dựng phòng tuyến quân sự trên sông Như Nguyệt để chặn đánh giặc.
  • D. Chủ động tấn công trước để phòng vệ và chặn sức mạnh của quân địch.

Câu 8: Nhận thức được mối đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây và nhu cầu phát triển đất nước, từ giữa thế kỉ XIX, triều đình Xiêm đã

  • A. thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng.
  • B. thực hiện chính sách cấm đạo Thiên Chúa.
  • C. tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại.
  • D. khước từ mọi quan hệ giao thương với phương Tây.

Câu 9: Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Philíppin (trong những năm 30 của thế kỉ XX) đã

  • A. mở ra khuynh hướng tư sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
  • B. mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
  • C. khẳng định sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào đấu tranh.
  • D. khẳng định sự thắng thế của khuynh hướng tư sản trong phong trào đấu tranh.

Câu 10: Dù có những nguyên nhân bùng nổ, hình thức, diễn biến và kết quả khác nhau, song các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đều giống nhau về

  • A. mục tiêu chung (xóa bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản).
  • B. lực lượng lãnh đạo (liên minh giữa giai cấp tư sản với tầng lớp quý tộc tư sản hóa).
  • C. nhiệm vụ cách mạng (xóa chế độ nô lệ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển).
  • D. động lực chính của cách mạng (giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sản hóa).

Câu 11: Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Tuổi già nhưng sức chẳng già

Vung gươm Bắc tiến, quân nhà Tống tan

Xuôi Nam, Chiêm quốc kinh hoàng,

Thơ thần một áng, lời vàng còn ghi”

  • A. Đinh Bộ Lĩnh.
  • B. Lê Hoàn.
  • C. Trần Hưng Đạo.
  • D. Lý Thường Kiệt.

Câu 12: Chính sách cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền của chính quyền thực dân phương Tây đã gây ra hệ quả gì cho nhân dân thuộc địa Đông Nam Á?

  • A. Giai cấp địa chủ phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.
  • B. Nông dân được chia ruộng đất, hăng hái sản xuất.
  • C. Nông dân bị mất ruộng đất và bần cùng hóa.
  • D. Giai cấp nông dân bị xóa bỏ hoàn toàn.

Câu 13:  Trước nguy cơ nhà Nguyên đang lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai, Trần Quốc Tuấn đã soạn Hịch Tướng sĩ để

  • A. kêu gọi quân sĩ và nhân dân hạ vũ khí, đầu hàng giặc.
  • B. khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt.
  • C. huy động quân sĩ xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
  • D. vận động nhân dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?

  • A. Đời sống văn hóa không xuất hiện yếu tố mới.
  • B. Văn hóa phương Tây du nhập vào Đông Nam Á.
  • C. Văn hóa Đông Nam Á chi phối văn hóa phương Tây.
  • D. Văn hóa phát triển, bắt kịp với trình độ của phương Tây.

Câu 15: Để đối phó với thế mạnh của quân Mông - Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách

  • A. “đánh nhanh thắng nhanh”.
  • B. “tiên phát chế nhân”.
  • C. “vây thành, diệt viện”.
  • D. “vườn không nhà trống”.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

  • A. Chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.
  • B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
  • C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
  • D. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết.

Câu 17: Sự hình thành của khuynh hướng vô sản trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á gắn liền với sự ra đời và phát triển của giai cấp nào?

  • A. Nông dân.
  • B. Công nhân.
  • C. Trí thức phong kiến.
  • D. Địa chủ phong kiến.

Câu 18: Trước nguy cơ nhà Nguyên lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai, năm 1285, nhà Trần đã tổ chức hội nghị Diên Hồng, mời các vị bô lão trong cả nước đến để bàn kế sách đánh giặc. Việc nhà Trần tổ chức Hội nghị Diên Hồng không thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?

  • A. Quân dân nhà Trần kiên quyết đấu tranh chống quân Nguyên xâm lược.
  • B. Nhà Trần sợ giặc Nguyên nên mới huy động nhân dân chiến đấu.
  • C. Cuộc kháng chiến của nhà Trần là cuộc chiến tranh nhân dân.
  • D. Sự nhất trí đồng lòng đánh giặc của triều đình và nhân dân.

Câu 19: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay?

  • A. Chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội.
  • B. Nâng cao vị thế quốc tế của Trung Quốc.
  • C. Để lại nhiều kinh nghiệm cho các nước khác.
  • D. Củng cố tiềm lực cho hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?

  • A. Mua chuộc và biến các thế lực phong kiến địa phương thành tay sai.
  • B. Sử dụng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
  • C. Để cho người bản xứ nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị.
  • D. Đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Đông Nam Á.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác