Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo cuối học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba từ năm 1991 đã chứng minh

  • A. sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới có nhiều biến động.
  • B. chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.
  • C. chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển và mở rộng về không gian địa lí.
  • D. chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống trên phạm vi thế giới.

Câu 2: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma đã trở thành thuộc địa của

  • A. thực dân Pháp.
  • B. thực dân Anh.
  • C. thực dân Hà Lan.
  • D. thực dân Tây Ban Nha.

Câu 3: Quốc gia nào ở Đông Nam Á được coi là một trong 4 “con rồng” của kinh tế châu Á?

  • A. Việt Nam.
  • B. Thái Lan.
  • C. Xin-ga-po.
  • D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 4:  Từ khi tiến hành cải cách -mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc có điểm gì mới so với giai đoạn 1949 -1978?

  • A. Nhà nước nắm độc quyền trong các hoạt động sản xuất và điều tiết nền kinh tế.
  • B. Cơ chế quản lí bao cấp, hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu.
  • C. Kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, kinh tế Nhà nước được tăng cường, củng cố.
  • D. Nền kinh tế hàng hóa vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Câu 5: Khi soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một phần nội dung trong bản tuyên ngôn nào dưới đây?

  • A. Tuyên ngôn hòa bình (Ấn Độ, 1920).
  • B. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).
  • C. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ (Mỹ, 1862).
  • D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp, 1789)

Câu 6: Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của Mỹ?

  • A. Việt Nam.
  • B. In-đô-nê-xi-a.
  • C. Phi-líp-pin.
  • D. Cam-pu-chia.

Câu 7:  Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?

  • A. Đầu hàng nhà Tống để tránh tổn thất.
  • B. “Đánh chắc, tiến chắc”.
  • C. Thực hiện kế “vườn không nhà trống”.
  • D. “Tiến công trước để tự vệ”.

Câu 8: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động tích cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu vực Đông Nam Á?

  • A. Kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
  • B. Nền sản xuất công nghiệp du nhập vào khu vực.
  • C. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.
  • D. Giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội.

Câu 9: Đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Việt Nam, Lào, cam-pu-chia bắt đầu

  • A. lựa chọn con đường phát triển đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa.
  • B. tiến hành công nghiệp hóa, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường.
  • C. đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
  • D. cải cách đất nước một cách toàn diện, trong đó đổi mới chính trị là trọng tâm.

Câu 10: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập?

  • A. Phi-líp-pin.
  • B. Lào.
  • C. Cam-pu-chia.
  • D. Xiêm.

Câu 11: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) kết thúc thắng lợi là bởi

  • A. quân dân Đại Việt đã chiến đấu anh dũng.
  • B. nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.
  • C. nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.
  • D. quân dân Đại Việt giành thắng lợi quyết định tại sông Bạch Đằng.

Câu 12: Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ

  • A. sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
  • B. nửa sau thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX.
  • C. sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay.
  • D. cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Câu 13:  Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì

  • A. tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.
  • B. kiên quyết huy động toàn dân đứng lên đấu tranh chống xâm lược.
  • C. nước Xiêm nghèo tài nguyên, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai.
  • D. dựa vào sự viện trợ của Nhật Bản để đấu tranh chống xâm lược.

Câu 14: Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia nào ở Đông Nam Á?

  • A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
  • B. Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.
  • C. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào.
  • D. Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào.

Câu 15: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự chống Tống ở đâu?

  • A. Sông Bạch Đằng.
  • B. Sông Như Nguyệt.
  • C. Sông Mã.
  • D. Sông Hồng.

Câu 16: Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN tiến hành chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu với mục tiêu

  • A. đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
  • B. nhanh chóng phát triển các ngành công nghiệp nặng, hội nhập với thị trường thế giới.
  • C. mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật và công nghệ hiện đại của nước ngoài.
  • D. tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập thế giới.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hạn chế của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu được tiến hành ở năm nước sáng lập ASEAN trong những năm 50 - 60 của thế kỉ XX?

  • A. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
  • B. Chi phí sản xuất cao dẫn đến tình trạng thua lỗ.
  • C. Phụ thuộc nhiều vào vốn và thị trường bên ngoài.
  • D. Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ sản xuất.

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ảnh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (981)?

  • A. Buộc nhà Tống phải nhún nhường, thần phục Đại Cồ Việt.
  • B. Thể hiện quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.
  • C. Bảo vệ và giữ vững được nền độc lập, tự chủ non trẻ của dân tộc.
  • D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh sau này.

Câu 19: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

  • A. Là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia.
  • B. Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.
  • C. Xuất hiện các tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
  • D. Các cường quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.

Câu 20: Viên tướng nào chỉ huy quân Tống sang xâm lược Đại Việt vào năm 1077?

  • A. Trương Phụ.
  • B. Quách Quỳ.
  • C. Vương Thông.
  • D. Hầu Nhân Bảo.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác