Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo cuối học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 cuối học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để

  • A. khai thác sản vật (tôm, cá,…).
  • B. cứu hộ tàu thuyền gặp nạn.
  • C. xem xét, đo đạc thủy trình.
  • D. dựng miếu thờ và vẽ bản đồ.

Câu 2: Biển Đông trải dài khoảng 3000 km theo trục đông bắc - tây nam, nối liền hai đại dương là:

  • A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
  • B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
  • C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
  • D. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Câu 3: Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành du lịch?

  • A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.
  • B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.
  • C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....
  • D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.

Câu 4:  Chính sách hạn điền và hạn nô của nhà Hồ đã

  • A. hiện thực hóa khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
  • B. góp phần giảm bớt thế lực của tầng lớp quý tộc Trần.
  • C. giải phóng hoàn toàn bộ phận nô tì khỏi thân phận nô lệ.
  • D. góp phần tăng cường thế lực của tầng lớp quý tộc Trần.

Câu 5: Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng?

  • A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.
  • B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.
  • C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....
  • D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.

Câu 6: Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng của Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam có thể phát triển ngành kinh tế nào?

  • A. Khai thác tài nguyên sinh vật biển.
  • B. Công nghiệp khai khoáng.
  • C. Sửa chữa và đóng tàu.
  • D. Giao thông hàng hải.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng?

  • A. Xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ.
  • B. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
  • C. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tá quyền lực.
  • D. Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định cụ thể.

Câu 8: Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là

  • A. Việt Nam.
  • B. Lào.
  • C. Campuchia.
  • D. Thái Lan.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng?

  • A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
  • B. Thể hiện tài năng, tâm huyết của vua Minh Mạng.
  • C. Để lại di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia.
  • D. Làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn trước.

Câu 10: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc thành và Gia Định thành là

  • A. Tổng trấn.
  • B. Trấn thủ.
  • C. Tuần phủ.
  • D. Huyện lệnh.

Hiển thị đáp án

Câu 11: Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội vào:

  • A. Giữa năm 1971.
  • B. Đầu năm 1975.
  • C. Năm 1976.
  • D. Cuối năm 1978.

Câu 12: Biển Đông là biển thuộc

  • A. Thái Bình Dương.
  • B. Ấn Độ Dương.
  • C. Bắc Băng Dương.
  • D. Đại Tây Dương.

Câu 13:  Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam?

  • A. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.
  • B. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ,
  • C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
  • D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của Biển Đông?

  • A. Nằm ở rìa tây của Thái Bình Dương.
  • B. Là vùng biển chung của 11 quốc gia Đông Nam Á.
  • C. Là “cầu nối” giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
  • D. Là biển lớn thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 3,5 triệu Km$^{2}$.

Câu 15: Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế, ngoại trừ ngành

  • A. công nghiệp khai khoáng.
  • B. đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
  • C. giao thông hàng hải.
  • D. giao thông đường hàng không.

Câu 16: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, nhà vua chỉ trực tiếp quản lí

  • A. Bắc thành.
  • B. Gia Định thành.
  • C. 4 doanh và 7 trấn.
  • D. phủ Thừa Thiên.

Câu 17: Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông đường biển huyết mạch nối liền hai châu lục nào sau đây?

  • A. Châu Âu và châu Á.
  • B. Châu Phi và châu Mĩ.
  • C. Châu Âu và châu Phi.
  • D. Châu Á và châu Mĩ.

Câu 18:  Trên lĩnh vực chính trị, những cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã

  • A. góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
  • B. góp phần tăng cường thế lực của tầng lớp quý tộc họ Trần.
  • C. đưa đến sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ lập hiến.
  • D. xâm phạm đến sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Câu 19: Biển Đông có diện tích khoảng

  • A. 2,5 triệu km$^{2}$.
  • B. 3,5 triệu km$^{2}$.
  • C. 4,5 triệu km$^{2}$.
  • D. 5,5 triệu km$^{2}$.

Câu 20: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?

  • A. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.
  • B. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.
  • C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước được củng cố, thống nhất.
  • D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các quý tộc và quan văn nắm giữ.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác