Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu khi nào?
- A. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945).
- B. Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới (1973).
- C. Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1991).
D. Từ đầu thế kỉ XXI.
Câu 2: Thần thoại “Đẻ đất, đẻ nước” của dân tộc nào ở Đông Nam Á?
- A. Dân tộc Chăm
- B. Dân tộc Hoa
C. Dân tộc Mường
- D. Dân tộc H’ Mông
Câu 3: Ý nào không đúng về các nhân tố cốt lõi của quá trình hình thành và phát triển nền văn minh trong khu vực Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại?
- A. Nền nông nghiệp trồng lúa nước.
- B. Chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa.
C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nền văn minh ở Tây Á và Bắc Phi.
- D. Tiếp thu ảnh hưởng của văn minh phương Tây.
Câu 4: Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hoá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì?
A. Sự đa dạng và phát triển tương đối hoà hợp của các tôn giáo.
- B. Sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc.
- C. Phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
- D. Sự giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hoá ngoài khu vực.
Câu 5: Theo em, ý nào không phù hợp về ý nghĩa của việc cư dân các quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết của mình từ thời kì cổ - trung đại?
- A. Từ rất xa xưa, cư dân trong khu vực đã biết tiếp thu những thành tựu văn minh nhân loại đề phát triển nền văn minh của mình.
- B. Thể hiện sức sáng tạo, ý thức tự chủ, tự cường của cư dân các dân tộc Đông Nam Á.
- C. Tạo điều kiện cho sự phát triển rực rỡ của nền văn học dân tộc.
D. Chữ viết sáng tạo trên cơ sở vay mượn từ bên ngoài nên tính dân tộc không cao.
Câu 6: Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là:
- A. Bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua.
- B. Bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận.
C. Nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc.
- D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.
Câu 7: Nội dung nào sau đây là biểu hiện cho sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
- A. Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia.
B. Kĩ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao.
- C. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại,...
- D. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 8: UNESCO ghi danh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào thời gian nào?
- A. 1 – 2 – 2012
B. 6 – 12 – 2012
- C. 3 – 12 – 2012
- D. 6 – 1 – 2012
Câu 9: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
- A. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Trung Hoa.
- B. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Đại Việt.
- C. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Phù Nam.
D. Kết hợp giữa văn hoá bản địa với văn hoá Ấn Độ.
Câu 10: Trà Kiệu (Quảng Nam) là:
A. Kinh đô của Chăm-pa
- B. Thương cảng của Phù Nam
- C. Tu viện lớn của Đông Nam Á thời cổ đại
- D. Đơn vị hành chính cấp địa phương của Nhà nước Văn Lang
Câu 11: Sử thi của người Chăm có đặc điểm gì?
- A. Thể hiện những rung động mạnh mẽ trong tình yêu đôi lứa.
B. Vừa mang màu sắc thần thoại Ấn Độ, vừa thấm đượm triết lí Bà La Môn giáo và Hồi giáo.
- C. Có tính giáo dục sâu sắc, làm nền tảng ra đời của văn học cung đình.
- D. Vừa mang màu sắc thần thoại Trung Quốc, vừa thấm đượm triết lí Đạo giáo và Phật giáo.
Câu 12: Công trình nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa?
- A. Thành Cổ Loa.
B. Tháp Bà Pô Na-ga.
- C. Cảng thị Óc Eo.
- D. Tháp Phổ Minh.
Câu 13: Câu nào sau đây không đúng về đời sống vật chất của cư dân Phù Nam?
- A. Cư dân Phù Nam sống trong những ngôi nhà sàn làm bằng gỗ, lợp lá.
- B. Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, phù hợp với môi trường sông, rạch và biển.
- C. Trang phục của người Phù Nam khá đơn giản, đàn ông mặc khố dài tới gối, ở trần; phụ nữ dùng một tấm vải quấn lại thành váy và đeo trang sức.
D. Cư dân Phù Nam có tục chôn cất người chết bằng nhiều hình thức: thuỷ táng, hoả táng, địa táng, điểu táng.
Câu 14: Văn minh Phù Nam được hình thành và phát triển chủ yếu ở khu vực nào?
- A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
- B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam.
C. Khu vực Nam Bộ Việt Nam.
- D. Vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam.
Câu 15: Vùng đất của văn minh Phù Nam là:
- A. Chứa nhiều khoáng sản đá quý
- B. Có những tác động mạnh mẽ của thiên nhiên, làm cho vùng đất liên tục thay đổi
C. Nơi giao thoa, gặp gỡ của nhiều tộc người.
- D. Hòa nhập với tín ngưỡng bản địa để tạo nên tôn giáo của minh
Câu 16: Cư dân Phù Nam phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp nào sau đây?
A. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi.
- B. Kinh tế nông nghiệp nương rẫy.
- C. Kinh tế chăn nuôi đại gia súc.
- D. Kinh tế vườn – ao – chuồng.
Câu 16: Trà Kiệu (Quảng Nam) là:
A. Kinh đô của Chăm-pa
- B. Thương cảng của Phù Nam
- C. Tu viện lớn của Đông Nam Á thời cổ đại
- D. Đơn vị hành chính cấp địa phương của Nhà nước Văn Lang
Câu 17: Thiết chế chính trị thời Lý – Trần có đặc trưng nào sau đây?
- A. Quan liêu.
- B. Chuyên chế.
- C. Phân quyền.
D. Tập quyền thân dân.
Câu 18: Để khuyến khích nghề nông phát hiện nghi lễ nào sau đây?
A. Lễ Tịch điền.
- B. Lễ cúng cơm mới.
- C. Lễ cầu mùa.
- D. Lễ đâm trâu.
Câu 19: Địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh ở đâu?
- A. Phân bố đều trên khắp cả nước.
B. Vùng đồng bằng.
- C. Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
- D. Vùng đồng bằng và trung du.
Câu 20: Các dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Chăm, Raglai, Chu Ru thuộc ngữ hệ nào?
A. Ngữ hệ Nam Đảo
- B. Ngữ hệ Hán – Tạng
- C. Ngữ hệ Nam Á
- D. Ngữ hệ Mông - Dao
Câu 21: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là:
A. Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
- B. Sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt trong từng bối cảnh cụ thể.
- C. Yếu tố góp phần vào sự thành công của cách mạng.
- D. Công việc cần phải quan tâm chú ý.
Câu 22: Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày nào?
- A. 23/06
- B. 30/04
- C. 02/09
D. 18/11
Câu 23: Nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
- A. Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc.
- B. Đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.
- C. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết".
D. Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ nhau cùng phát triển.
Câu 24: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm gì?
A. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.
- B. Có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.
- C. Có cội nguồn từ nền văn hoá ở khu vực Nam Bộ.
- D. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và Tây Á.
Bình luận