Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Nửa cuối thế kỉ XIX.
  • B. Nửa đầu thế kỉ XX 
  • C. Nửa sau thế kỉ XX.
  • D. Đầu thế kỉ XXI.

Câu 2: Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội và văn hoá?

  • A. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ở trình độ cao hơn so với các cuộc cách mạng trước đó.
  • B. Thách thức với văn hoá các dân tộc trên thế giới trong thời đại công nghiệp 4.0, hiện nay là sự phát sinh tình trạng văn hoá “lai căng".
  • C. Thách thức với văn hóa các dân tộc trên thế giới trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay là nguy cơ đánh mất văn hoá truyền thống.
  • D. Cuộc đấu tranh của công nhân hiện đại mang tính chất kinh tế - xã hội nhiều hơn.

Câu 3: Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì?

  • A. Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data).
  • B. Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ sinh học, công nghệ liên ngành, đa ngành.
  • C. Tí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ sinh học.
  • D. Kĩ thuật số, công nghệ sinh học, công nghệ liên ngành, đa ngành.

Câu 4: Thành tựu nổi bật của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là các ngành nào?

  • A. Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.
  • B. Toán học, vật lí học, hoá học, sinh học.
  • C. Điện tử, viễn thông, giao thông vận tải.
  • D. Công nghệ vũ trụ, năng lượng nguyên tử, năng lượng hạt nhân.

Câu 5: Phật giáo được du nhập vào khu vực Đông Nam Á từ:

  • A. Trung Quốc.
  • B. Ấn Độ và Trung Quốc.
  • C. Các nước Arập.
  • D. Ấn Độ 

Câu 6: Những tôn giáo nào được truyền bá từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á?

  • A. Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo.
  • B. Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo.
  • C. Hồi giáo, Hin-đu giáo.
  • D. Hin-đu giáo, Công giáo.

Câu 7: Các loại chữ viết như: Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ,... được sáng tạo trên cơ sở học tập loại chữ viết nào?

  • A. Chữ Phạn, chữ Pa-li của người Ấn Độ.
  • B. Chữ Hán của người Trung Quốc. 
  • C. Chữ Nôm của người Việt.
  • D. Chữ tượng hình của người Ai Cập.

Câu 8: “Truyện Kiều” là tác phẩm được sáng tác và ghi lại bằng loại chữ nào?

  • A. Chữ Hán.
  • B. Chữ Nôm.
  • C. Chữ Phạn.
  • D. Chữ Quốc ngữ.

Câu 9: Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là:

  • A. Âu Lạc 
  • B. Văn Lang.
  • C. Đại Việt.
  • D. Đại Cổ Việt. 

Câu 10: Kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc thuộc địa bàn nào dưới đây?

  • A. Phong Châu (Phú Thọ).
  • B. Trà Kiệu (Quảng Nam).
  • C. Đông Anh (Hà Nội).
  • D. Chà Bàn (Bình Định).

Câu 11: Những nghề thủ công nổi bật của người Việt cổ là:

  • A. Đúc đồng, làm giấy in, đóng tàu, đồ gốm.
  • B. Làm la bàn đi biển, làm mực in, dệt vải.
  • C. Đúc đồng, làm đồ gốm, dệt vải.
  • D. Đóng tàu, đánh cá, đồ gốm, dệt vải.

Câu 12: Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tập quán:

  • A. Ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố. 
  • B. Nhuộm răng đen, ăn trầu.
  • C. Xăm mình, ăn trầu, thích dùng đồ trang sức. 
  • D. Làm nhà trên sông nước.      

Câu 13: Điểm giống nhau trong cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc là do:

  • A. Yêu cầu liên minh giữa các bộ lạc với nhau để cùng phát triển kinh tế. 
  • B. Yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp và làm thuỷ lợi.
  • C. Thương nghiệp phát triển cần tập trung để hình thành những đội tàu buôn. 
  • D. Yêu cầu của các gia đình sống chung với nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Câu 14: Câu nào sau đây đúng về điều kiện tự nhiên ở Chăm-pa?

  • A. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lụt.
  • B. Khí hậu nóng ẩm, đất đai trù phú, có mưa nhiều nhưng số lượng thiên tai không đáng kể.
  • C. Khí hậu lạnh khô, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu bão tuyết, mưa đá 
  • D. Khí hậu ôn đới, đất đai giàu dưỡng chất, là một vùng tuyệt vời để sinh sống.

Câu 15: Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính nào?

  • A. Dừa và Cau
  • B. Việt và Chăm
  • C. Chăm và Nam
  • D. Nam và Kra-mu-ka-vam-sa

Câu 16: Sản phẩm được các vua Chăm – pa dùng làm cống phẩm trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Đại Việt, Gia – va là gì?

  • A. Ngọc trai
  • B. Kim cương
  • C. Trầm hương
  • D. Ngà voi

Câu 17: Nhà nước tiền thân của Chăm-pa là:

  • A. Lâm Ấp
  • B. Âu Lạc
  • B. Đại Việt
  • D. Sa Huỳnh

Câu 18: Đâu không phải một thương cảng của Chăm-pa?

  • A. Vân Đồn
  • B. Cù lao Chàm
  • C. Thị Nại
  • D. Đại Chăm

Câu 19: Vương triều Phù Nam kể từ Hỗn Điền trải qua bao nhiêu đời vua?

  • A. 12 đời vua
  • B. 13 đời vua
  • C. 14 đời vua
  • D. 17 đời vua

Câu 20: Văn minh Phù Nam có cội nguồn từ nền văn hoá nào?

  • A. Tiền Phù Nam
  • B. Hương Cảng
  • C. Tiền Óc Eo
  • D. Sài Gòn

Câu 21: Tầng lớp nào trong xã hội Phù Nam được trọng dụng, chi phối các quan hệ chính trị - xã hội và ngoại giao?

  • A. Giới quý tộc và tu sĩ
  • B. Vua, hoàng tộc
  • C. Giới thương nhân
  • D. Nông dân, thợ thủ công.

Câu 22: Nhà nước Phù Nam mang tính chất của:

  • A. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Tây
  • B. Nhà nước quân chủ lập hiến kiểu phương Đông
  • C. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông
  • D. Nhà nước quân chủ lập hiến kiểu phương Tây

Câu 23: Người Phù Nam đã xây dựng hệ thống chữ viết riêng của mình trên cơ sở tiếp nhận chữ nào?

  • A. Chữ Hán
  • B. Chữ Nôm
  • C. Chữ Quốc ngữ
  • D. Chữ Phạn

Câu 24: Đặc trưng nổi bật của văn minh Đại Việt thời Mạc là:

  • A. Kinh tế hướng nội.
  • B. Độc tôn Nho giáo. 
  • C. Kinh tế hướng ngoại. 
  • D. Tính thống nhất.

Câu 25: “Tam giáo đồng nguyên" là sự kết hợp hài hoà giữa các tư tưởng, tôn giáo nào sau đây?

  • A. Nho giáo – Phật giáo – Đạo giáo.
  • B. Nho giáo – Phật giáo – Công giáo. 
  • C. Phật giáo – Ấn Độ giáo – Công giáo.
  • D. Phật giáo – Bà La Môn giáo – Nho giáo.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác