Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nước nào sau đây đi tiên phong trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

  • A. Pháp 
  • B. Đức.
  • C. Anh.
  • D. Mỹ.

Câu 2: Nhà bác học nào sau đây đã phát minh ra bóng đèn điện?

  • A. Ghê-nóc Xi-môn Ôm.
  • B. Mai-cơn Pha-ra-đây.
  • C. E.K. Len-xơ.
  • D. Thô-mát Ê-đi-xơn.

Câu 3: Ai là người đã chế tạo ra đầu máy xe lửa?

  • A. Giêm Oát
  • B. Bin-ghết
  • C. Xti-phen-xơn
  • D. Giôn Bác-bơ

Câu 4: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở đâu?

  • A. Đức.
  • B. Anh. 
  • C. Pháp.
  • D. Mỹ.

Câu 5:  Trong phong trào Văn hoá Phục hưng, giai cấp tư sản chủ trương

  • A. khôi phục tinh hoa văn hoá Hy Lạp, La Mã, xây dựng nền văn hoá mới.
  • B. khôi phục tinh hoa văn hoá phương Tây và xây dựng nền văn hoá mới.
  • C. phục hưng nền văn hoá phong kiến, xây dựng nền văn hoá mới.
  • D. phục hưng văn hoá phương Đông, xây dựng nền văn hoá mới.

Câu 6: Để tích lũy vốn, ở Anh đã diễn ra phong trào

  • A. Văn hóa Phục hưng
  • B. “cừu ăn thịt người”
  • C. Cải cách tôn giáo
  • D. “Rào đất cướp ruộng”

Câu 7: Điều kiện nào đóng vai trò chủ yếu dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng?

  • A. Quan hệ sản xuất phong kiến bị phá vỡ.
  • B. Sự lớn mạnh của thành thị trung đại.
  • C. Sự ra đời của giai cấp tư sản.
  • D. Nhiều phát minh kĩ thuật.

Câu 8: Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu đã tích lũy số vốn ban đầu bằng nhiều thủ đoạn, ngoại trừ

  • A. Dùng bạo lực cướp đoạt ruộng đất của nông dân, tước đoạt tư liệu sản xuất của thợ thủ công
  • B. Cướp bóc thực dân đối với các nước Châu Mĩ, châu Phi và châu Á
  • C. Đầu tư vốn vào các thuộc địa để phát triển sản xuất, thu lợi nhuận
  • D. Bóc lột nhân dân lao động trong nước

Câu 9: Đâu không phải hình thức học lịch sử ?

  • A. Học Lịch Sử thông qua sơ đồ tư duy.
  • B. Tìm hiểu lịch sử thông qua phim ảnh đề tài về lịch sử
  • C. Học lịch sử thông qua việc tham quan/ trải nghiệm thực tiễn.
  • D. Nghe tuyên truyền của những nguồn tin không chính thống.

Câu 10: Ở Việt Nam, nơi nào dưới đây tập trung đa dạng các sử liệu góp phần phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hoá của công chúng?

  • A. Bảo tàng.
  • B. Thư viện.
  • C. Trung tâm lưu trữ.
  • D. Nhà văn hoá.

Câu 11: Tri thức lịch sử là tất cả

  • A. các quy luật lịch sử có ý nghĩa thiết thực đối với sự tiến bộ của xã hội loài người.
  • B. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển xã hội loài người.
  • C. những hiểu biết có hệ thống về các sự vật, hiện tượng trong quá khứ của nhân loại.
  • D. các sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ theo ý muốn chủ quan của con người.

Câu 12: Khi em soi gương, đâu là nhận thức lịch sử?

  • A. Cái gương.
  • B. Hình ảnh của em ở trong gương
  • C. Sự vật xung quanh.
  • D. Máy ảnh.

Câu 13: Để tìm ra điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ, chúng ta sẽ dùng phương pháp

  • A. phân kì.
  • B. thống kê.
  • C. so sánh đồng đại.
  • D. so sánh lịch đại.Câu 13: Con người nhận thức hiện thực lịch sử bằng cách nào?

Câu 14: Công trình kiến trúc phòng thủ nào sau đây được xây dựng bởi nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc?

  • A. Lăng Ly Sơn.
  • B. Vạn Lý Trường Thành.
  • C. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
  • D. Quảng trường Thiên An Môn.

Câu 15: Các giai cấp, tầng lớp nào hình thành trong xã hội phong kiến Trung Quốc?

  • A. Địa chủ, nông dân tự canh, nông nô.
  • B. Địa chủ, nông dân lĩnh canh, nông dân tự canh.  
  • C. Quan lại, nông dân, nông dân lĩnh canh.
  • D. Địa chủ phong kiến, nông dân lĩnh canh, nô lệ.

Câu 16: Những người nông dân Trung Quốc thời phong kiến có sở hữu ruộng đất để cày cấy gọi là

  • A. nông dân tự canh.
  • B. nông dân lĩnh canh.
  • C. nông nô.
  • D. địa chủ.

Câu 17: Quan hệ sản xuất phong kiến là quan hệ địa chỉ giao ruộng đất cho

  • A. nông dân lĩnh canh để thu tố thuế.
  • B. nông dân tự canh để thu tố thuế
  • C. nông dân công xã để thu tố thuế.
  • D. nông nô lĩnh canh để thu tố thuế.

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại?

  • A. Thể hiện sự sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.
  • B. Để lại nhiều giá trị lịch sử sâu sắc cho đời sau.
  • C. Đóng góp to lớn vào kho tàng văn minh nhân loại.
  • D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh phương Tây.

Câu 19: Ý nào dưới đây là nhận đinh của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-dốt?

  • A. Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin.
  • B. Ai cập là một trong những cường quốc thời cổ đại.
  • C. Ai cập là một trong những cái nôi văn hóa lâu đời trên thế giới.
  • D. Ai cập xinh đẹp và bí ẩn.

Câu 20: Ý nào dưới đây không đúng về vai trò của sông Nin đối với Ai Cập cổ đại?

  • A. Tạo ra “Vùng đất đen” phì nhiêu, màu mỡ.
  • B. Cung cấp nước tưới cho cây trồng và nguồn nước cho sinh hoạt.
  • C. Quy tụ hai bên bờ nhiều thành phố và làng mạc.
  • D. Tạo thuận lợi cho việc xây dựng nhiều bến cảng lớn.

Câu 21: Từ thời cổ đại, so với các nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa, điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Ấn Độ có điểm gì chung?

  • A. Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
  • B. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi cao và cao nguyên.
  • C. Đất nước ba mặt tiếp giáp biến.
  • D. Là một bán đảo nên có nhiều vũng, vịnh, hải cảng.

Câu 22: Khác với văn minh, văn hoá thường có

  • A. trình độ phát triển cao, mang tầm vóc quốc tế.
  • B. bề dày lịch sử và mang tính dân tộc.
  • C. tính sáng tạo cao, thúc đẩy văn minh phát triển.
  • D. những giá trị sáng tạo ở trình độ cao nhất.

Câu 23: Khác với văn hoá, văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra

  • A. có bề dày lịch sử và mang tính dân tộc.
  • B. có trình độ phát triển cao, mang tầm vóc quốc tế.
  • C. cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người.
  • D. đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người.

Câu 24: ĐIểm giống nhau của 2 trung tâm văn minh lớn Hy lạp và La MÃ là gì?

  • A. Đều được hình thành trên lực vực của các con sông lớn.
  • B. Đều được hình thành ở ven biển, đồng bằng nhỏ hẹp.
  • C. Đều được hình thành ở các cao nguyên.
  • D. Đều có các dãy núi cao.

Câu 25: Điểm khác nhau của văn minh và văn hóa là

  • A. Những giá trị vật chất và tinh thần con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xa hội.
  • B. những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.
  • C. những giá trị vât chất và tinh thần từ khi con người chưa xuất hiện.
  • D. những giá trị vật chất tinh thần con người tạo ra trong tương lai.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác