Trắc nghiệm ôn tập Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức cuối học kì 1( Đề số 2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 8 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Không phải là định nghĩa về cách thương thuyết?
- A. Nêu những yêu cầu cụ thể của mình, những gì mình muốn hoặc không mong muốn
- B. Lắng nghe yêu cầu của đối phương và đưa ra một thỏa hiệp tương ứng
- C. Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn, tìm một cách giải quyết khác mà cả hai bên cùng chấp nhận được
D. Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối
Câu 2: Hành động nào dưới đây không phải là hành vi của bắt nạt học đường?
- A. Nhắn tin đe dọa
- B. Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng
- C. Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập
D. Cùng bạn cố gắng phấn đấu trong thi đua chào mừng ngày 20-11
Câu 3: Em đã làm gì để góp phần phát huy truyền thống của nhà trường?
- A. Không tham gia các hoạt động của trường
- B. Học tập còn chưa tập trung
C. Không tham gia phong trào văn nghệ của trường
- D. Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao.
Câu 4: Đâu không phải là điều em nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn?
A. Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạn mới
- B. Trao đổi thẳng thắn với bạn khi có hiểu lầm
- C. Nói xấu sau lưng bạn
- D. Không có lời nói, hành vi làm tổn thương bạn
Câu 5: Thế nào là trách nhiệm?
- A. Là những điều gia đình, thấy có mong muốn mình làm.
- B. Là những điều mình phải thực hiện trong giai đoạn là học sinh.
- C. Là những điều mình muốn làm và mong muốn được làm.
D. Là những điều đúng đắn mình cần làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình.
Câu 6: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Chỉ cần lễ phép với thầy cô khi ở trong trường, ra ngoài thì không cần
- B. Cùng tìm hiểu sở thích của nhau là một cách rất hiệu quả để duy trì tình cảm bạn bè
- C. Giữ mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè sẽ giúp em học tập hiệu quả hơn
- D. Không nên nhận lời làm bài tập hộ bạn đến tránh bạn ý lại vào mình
Câu 7: An là bạn thân của Bình. Dạo gần đây An thường xuyên nhờ Bình chép bài hộ, có khi còn nhờ làm giúp bài tập về nhà. Nếu em là Bình, em sẽ làm gì?
- A. Có thể chép bài hộ nhưng cương quyết không làm bài tập về nhà giúp An
B. Tìm hiểu lí do tại sao An lại nhờ vả mình. Nếu An gặp khó khăn sẽ cùng bạn giải quyết
- C. Không chép bài hộ, cũng không làm giúp bạn bài tập về nhà
- D. Báo với thầy cô giáo để phạt bạn An
Câu 8: Khi nghe bạn thân chia sẻ về một nỗi sợ hãi của bản thân, em phải làm gì?
- A. Thi thoảng hù doạ cho bạn sợ
B. Chú ý lắng nghe bạn nói, nhìn thẳng vào mắt bạn trong suốt quá trình bạn kể chuyện
- C. Ngắt lời bạn mỗi khi muốn nói một điều gì đó
- D. Không chú tâm, lơ đãng khi bạn nói
Câu 9: Đâu không phải dấu hiệu thường thấy của biệc bạo lực học đường trong trường học là?
- A. Bắt em bạn chép bài và làm bài tập cho mình
- B. Cố tình làm hỏng đồ dùng học tập của bạn
- C. Làm đau bạn bằng các hành động: đánh, ném đồ vật vào người, bắt quỳ gối
D. Hướng dẫn bạn làm bài tập
Câu 10: Người không có khả năng thương thuyết là?
- A. Thuyết phục được đối tác về sự hợp lý của phương án mà em đề xuất
- B. Thống nhất được với đối tác về phương án đều chấp nhận
C. Không nêu được đề xuất của bản thân
- D. Trình bày vấn đề một cách chủ động, logic
Câu 11: Đâu không phải là việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân?
- A. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực
- B. Tập thể dục, vệ sinh cá nhân hàng ngày
- C. Hoàn thành nhiệm vụ học tập
D. Thích làm gì thì làm, không cần lên kế hoạch cụ thể.
Câu 12: Đâu không phải là biểu hiện của người có trách nhiệm với các hoạt động chung?
- A. Không làm việc gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
- B. Tuân thủ đúng pháp luật.
C. Không muốn tham gia các hoạt động, ngại nhận công việc của tập thể.
- D. Tích cực tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng tránh các tệ nạn xã hội.
Câu 13: Em có thể đưa ra lời từ chối nào khi trong tình huống nguy hiểm?
A. Không, mình không muốn/ thích
- B. Hôm nay mình bận rồi. Hẹn hôm khác nhé
- C. Theo mình, chúng ta nên làm theo phương án/ cách này sẽ hợp lý hơn
- D. Mình sẽ suy nghĩ thêm, rồi trả lời lại sau nhé!
Câu 14: Ý nào sau đây không phải cách thể sự từ chối?
- A. Trên đường đi học về Nam mời Lan tối nay tới dự sinh nhật nhưng do Lan sợ sợ trời tối nên đáp “Xin lỗi bạn nhé. Hôm nay gia đình tớ có việc nên tớ k thể đến dự sinh nhật bạn được”.
- B. Cả nhóm bạn rủ nhau đi xem phim tuy nhiên trời mưa nên Nam nói “Trời mưa rồi chúng mình về nhà đi. Ngày mai rồi đi xem phim nhé”.
- C. Hoa bị một người lạ mặt cho một túi bánh. Lan không nhận và đáp “Cháu không lấy đâu ạ”.
D. Đào rủ An cùng tham gia câu lạc bộ thiếu nhi cả xóm. An đáp “Theo mình, chúng ta nên tham gia câu lạc bộ văn nghệ thì hơn”.
Câu 15: Để người dùng dễ dàng tiếp cận và tăng doanh thu sản phẩm, các nhà bán lẻ, các nhãn hàng đã bỏ ra chi phí để làm các biển quảng cáo trên các đường lớn và đông đúc người qua lại. Đây có có được coi là hành động nào?
- A. Đây là hành vi tiếp thị sản phẩm thông qua hình ảnh mang tính chất biểu tượng để thu hút sự chú ý đến nhãn hàng.
B. Đây là hành vi tiếp thị sản phẩm bằng những hình ảnh, video mang đến thông điệp hoặc thông tin sản phẩm.
- C. Đây là hành vi quảng cáo sản phẩm bằng những hình ảnh, video mang đến thông điệp hoặc thông tin sản phẩm.
- D. Đây là hành vi quảng bá sản phẩm thông qua hình ảnh mang tính chất biểu tượng để thu hút sự chú ý đến nhãn hàng.
Câu 16: Đâu không phải là việc làm thể hiện trách nhiệm với người xung quanh?
A. Luôn cố gắng học tập tốt, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi.
- B. Sẵn sàng giúp đỡ, đồng cảm với những người khó khăn
- C. Không la cà, rong chơi, có hành động và lời nói tổn thương người khác.
- D. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, phục vụ cộng đồng xã hội.
Câu 17: Đâu không phải là biểu hiện của người có trách nhiệm với bản thân?
- A. Nỗ lực đạt được mục tiêu, điều mình mong muốn.
- B. Có niềm tin vào bản thân, khả năng của bản thân.
- C. Sống và làm việc thượng tôn pháp luật.
D. Làm việc có ích cho bản thân ở hiện tại và tương lai.
Câu 18: Vai trò của kỹ năng từ chối là?
A. Bảo vệ bản thân khỏi những tình huống xấu.
- B. Nâng cao giá trị bản thân.
- C. Được nhiều người ngưỡng mộ.
- D. Giảm bớt sự va chạm, mâu thuẫn.
Câu 19: Đâu không phải là tình huống cần sử dụng kĩ năng từ chối?
- A. Bạn bè rủ bạn sau giờ học tập trung ở sân bóng để chơi bóng đá.
B. Mẹ nhờ bạn làm việc nhà phụ giúp mẹ khi bạn đang có thời gian rảnh.
- C. Người lạ mặt muốn làm quen, kết bạn trên mạng xã hội
- D. Đào rủ An cùng tham gia câu lạc bộ thiếu nhi cả xóm.
Câu 20: Các trường hợp mua hàng qua các kênh quảng cáo, tiếp thị trực tuyến thường xảy ra rủi ro gì?
- A. Sản phẩm được giao tới chậm hơn so với yêu cầu của người mua.
B. Sản phẩm mất hiều thời gian đến tay người mua.
- C. Sản phẩm không giống với ảnh mẫu, hoặc mô tả.
- D. Người mua không nhận được sự tư vấn tận tình và chu đáo như khi mua ở cửa hàng.
Bình luận