Trắc nghiệm ôn tập Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức cuối học kì 1( Đề số 1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 8 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đâu không phải là điều em nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn?
- A. Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạn mới
- B. Trao đổi thẳng thắn với bạn khi có hiểu lầm
C. Nói xấu sau lưng bạn
- D. Không có lời nói, hành vi làm tổn thương bạn
Câu 2: Đâu không phải là việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân?
- A. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực
- B. Tập thể dục, vệ sinh cá nhân hàng ngày
- C. Hoàn thành nhiệm vụ học tập
D. Thích làm gì thì làm, không cần lên kế hoạch cụ thể.
Câu 3: Khi một nhóm người đang dồn một bạn vào tường, em nên làm gì?
- A. Xông vào bảo vệ bạn
- B. Hét to lên và chạy
C. Báo với người lớn, thầy cô giáo ở gần nhất
- D. Đánh nhau với các bạn
Câu 4: Em có thể đưa ra lời từ chối nào khi trong tình huống nguy hiểm?
A. Không, mình không muốn/ thích
- B. Hôm nay mình bận rồi. Hẹn hôm khác nhé
- C. Theo mình, chúng ta nên làm theo phương án/ cách này sẽ hợp lý hơn
- D. Mình sẽ suy nghĩ thêm, rồi trả lời lại sau nhé!
Câu 5: Việc nào không thể hiện trách nhiệm của em trong các hoạt động?
- A. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao trong quá trình hoạt động
B. Việc dễ thì mình làm, việc khó mình bỏ qua
- C. Vượt qua khó khăn để thực hiện các kế hoạch đã đặt ra
- D. Có ý thức giúp đỡ các bạn trong hoạt động chung
Câu 6: An là bạn thân của Bình. Dạo gần đây An thường xuyên nhờ Bình chép bài hộ, có khi còn nhờ làm giúp bài tập về nhà. Nếu em là Bình, em sẽ làm gì?
- A. Có thể chép bài hộ nhưng cương quyết không làm bài tập về nhà giúp An
B. Tìm hiểu lí do tại sao An lại nhờ vả mình. Nếu An gặp khó khăn sẽ cùng bạn giải quyết
- C. Không chép bài hộ, cũng không làm giúp bạn bài tập về nhà
- D. Báo với thầy cô giáo để phạt bạn An
Câu 7: Khi nghe bạn thân chia sẻ về một nỗi sợ hãi của bản thân, em phải làm gì?
- A. Thi thoảng hù doạ cho bạn sợ
- B. Chú ý lắng nghe bạn nói, nhìn thẳng vào mắt bạn trong suốt quá trình bạn kể chuyện
- C. Ngắt lời bạn mỗi khi muốn nói một điều gì đó
D. Không chú tâm, lơ đãng khi bạn nói
Câu 8: Đâu không phải dấu hiệu thường thấy của biệc bạo lực học đường trong trường học là?
- A. Bắt em bạn chép bài và làm bài tập cho mình
- B. Cố tình làm hỏng đồ dùng học tập của bạn
- C. Làm đau bạn bằng các hành động: đánh, ném đồ vật vào người, bắt quỳ gối
D. Hướng dẫn bạn làm bài tập
Câu 9: Người không có khả năng thương thuyết là?
- A. Thuyết phục được đối tác về sự hợp lý của phương án mà em đề xuất
- B. Thống nhất được với đối tác về phương án đều chấp nhận
C. Không nêu được đề xuất của bản thân
- D. Trình bày vấn đề một cách chủ động, logic
Câu 10: Cách giải toả thường sử dụng khi có cảm xúc tiêu cực trong thực tiễn đó là?
- A. Rủ bạn ra quán uống rượu
B. Tâm sự với bạn, thầy cô, người thân trong gia đình hoặc người em tin cậy
- C. Bỏ đi chỗ khác
- D. Trút giận lên người khác
Câu 11: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về người sống có trách nhiệm?
- A. Thực hiện các kế hoạch đã đề ra hoặc được giao
- B. Biết lập kế hoạch cho cuộc sống sinh hoạt
- C. Biết quý trọng thời gian, luôn đúng giờ
D. Né tránh nhìn nhận sự việc
Câu 12: Đâu không phải là việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân?
- A. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực
- B. Tập thể dục, vệ sinh cá nhân hàng ngày
- C. Hoàn thành nhiệm vụ học tập
D. Thích làm gì thì làm, không cần lên kế hoạch cụ thể.
Câu 13: Đâu không phải là biểu hiện của người có trách nhiệm với các hoạt động chung?
- A. Không làm việc gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
- B. Tuân thủ đúng pháp luật.
C. Không muốn tham gia các hoạt động, ngại nhận công việc của tập thể.
- D. Tích cực tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng tránh các tệ nạn xã hội.
Câu 14: Em có thể đưa ra lời từ chối nào khi trong tình huống nguy hiểm?
A. Không, mình không muốn/ thích
- B. Hôm nay mình bận rồi. Hẹn hôm khác nhé
- C. Theo mình, chúng ta nên làm theo phương án/ cách này sẽ hợp lý hơn
- D. Mình sẽ suy nghĩ thêm, rồi trả lời lại sau nhé!
Câu 15: Ý nào sau đây không phải cách thể sự từ chối?
- A. Trên đường đi học về Nam mời Lan tối nay tới dự sinh nhật nhưng do Lan sợ sợ trời tối nên đáp “Xin lỗi bạn nhé. Hôm nay gia đình tớ có việc nên tớ không thể đến dự sinh nhật bạn được”.
- B. Cả nhóm bạn rủ nhau đi xem phim tuy nhiên trời mưa nên Nam nói “Trời mưa rồi chúng mình về nhà đi. Ngày mai rồi đi xem phim nhé”.
- C. Hoa bị một người lạ mặt cho một túi bánh. Lan không nhận và đáp “Cháu không lấy đâu ạ”.
D. Đào rủ An cùng tham gia câu lạc bộ thiếu nhi cả xóm. An đáp “Theo mình, chúng ta nên tham gia câu lạc bộ văn nghệ thì hơn”.
Câu 16: Câu nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm với bản thân?
- A. Sắp xếp, dọn dẹp đồ dùng, phòng ốc của mình gọn gàng.
- B. Hoàn thành bài tập về nhà trước khi đến lớp.
- C. Vâng lời ông bà, cha mẹ, làm con ngoan, trò giỏi.
D. Thực hiện sai thời khóa biểu ở trường và thời gian biểu ở nhà.
Câu 17: Theo em như thế nào được coi là người tiêu dùng thông thái?
- A. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo phong trào.
- B. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo sự tư vấn của của mọi người và không quan tâm đến sự thiết yếu của sản phẩm.
- C. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo đúng sở thích, mong muốn của bản thân.
D. Là người mua và sử dụng các sản phẩm đúng mục đích, nhu cầu, yêu cầu không gây ra tình trạng lãng phí.
Câu 18: Đâu không phải là yếu tố cần xác định khi lập kế hoạch thực hiện cam kết?
- A. Những hoạt động cần làm để thực hiện cam kết.
- B. Thời gian thực hiện cam kết.
- C. Kết quả em có được sau khi thực hiện cam kết.
D. Người hỗ trợ, phương tiện hỗ trợ thực hiện.
Câu 19: Hành động nào không thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ đời sống và trên mạng xã hội?
- A. Tránh để bị lộ thông tin cá nhân trên mạng.
- B. Chủ động làm quen với bạn mới.
C. Chủ động giúp đỡ trước khi chấp nhận lời mời kết những người khó khăn.
- D. Cân nhắc bạn trên mạng xã hội.
Câu 20: Đâu không phải là tình huống cần từ chối thẳng?
- A. Bạn bè rủ em tham gia hội nhóm kín trên mạng để chia sẻ những thông tin nhạy cảm.
- B. Thầy cô nhờ em giúp bạn chuẩn bị tiết mục văn nghệ nhưng em vẫn chưa hoàn thành xong công việc riêng của mình.
- C. Người lạ tiếp cận và nhờ em giúp họ cầm hoặc chuyển một món đồ nào đó không rõ.
D. Người quen biết mời em thử hút thuốc lá, thuốc lá điện tử là một số chất kích thích khác.
Bình luận