Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 8 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Học sinh có mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè là người như thế nào?

  • A. Có thành tích học tập tốt hơn các bạn khác.
  • B. Có những khó khăn nhất định trong cuộc sống.
  • C. Có kĩ năng giao tiếp, hướng ngoại.
  • D. Có sức khỏe và được giao nhiệm vụ của lớp.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là cách để tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình?

  • A. Sử dụng điều hòa nhiệt độ để làm khô quần áo còn ướt.
  • B. Tiết kiệm các nguồn tài nguyên như nước, gas,...
  • C. Chi tiêu phù hợp với tài chính của gia đình, không vượt quá mức sống.
  • D. Hạn chế sử dụng cùng lúc nhiều các thiết bị điện không cần thiết.

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Một mối quan hệ tốt phải dựa trên sự chân thành, tin tưởng từ cả hai phía.
  • B. Bạn bè với nhau có thể nhờ vả bất cứ chuyện gì, kể cả làm bài tập hộ.
  • C. Chỉ cần lễ phép với thầy cô khi ở trong trường.
  • D. Không nhất thiết phải thể hiện trách nhiệm chung với lớp mới có thể giữ mối quan hệ bạn bè.

Câu 4: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Có nhiều cách tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình: hạn chế sử dụng thiết bị công suất lớn cùng lúc, chi tiêu phù hợp, không lãng phí tài nguyên....
  • B. Chỉ những trụ cột kinh tế trong gia đình cần thực hiện những kế hoạch sống tiết kiệm trong gia đình.
  • C. Các thành viên trong gia đình chỉ cần chi tiêu mua sắm hợp lí để tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.
  • D. Mỗi người trong gia đình có nhiệm vụ riêng khi thực hiện tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về mạng xã hội?

  • A. Mạng xã hội có thể hiểu là một ứng dụng tồn tại dưới nhiều hình thức chủ yếu giúp mọi người dễ dàng đăng tải thông tin.
  • B. Mạng xã hội có thể hiểu là một nền tảng trực tuyến với tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng chia sẻ thông tin.
  • C. Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu.
  • D. Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thể hiện kĩ năng từ chối?

  • A. N hẹn B để dành tiền mua sách vở, sau đó mới mua đồ chơi.
  • B. Q hẹn H hôm khác đi xem phim vì Q còn phải giúp mẹ làm việc nhà.
  • C. A nói không khi N rủ đi tắm sông vì thời tiết hôm nay nắng nóng.
  • D. M gợi ý cùng nhóm bạn đi  xem phim thay vì đi chơi công viên.

Câu 7: Nhu cầu nào nên xác định để không bị ảnh hưởng bởi tiếp thị, quảng cáo khi chi tiêu?

  • A. Xác định thứ cần mua
  • B. Xác định thứ muốn mua
  • C. Xác định thứ đã mua
  • D.  Xác định loại sản phẩm

Câu 8: Đâu không phải biểu hiện của việc tìm hiểu kĩ những thông tin về sản phẩm mình định mua?

  • A. Xem xét kĩ các video quảng cáo, lời giới thiệu sản phẩm của nhân viên tiếp thị.
  • B. Đọc thông tin mô tả sản phẩm: đặc điểm cấu tạo, công dụng, nơi sản xuất, hướng dẫn sử dụng...
  • C. So sánh giá bán của những cửa hàng khác nhau.
  • D. Hỏi ý kiến người thân, người quen trước khi mua.

Câu 9: Hoa xem quảng cáo về sản phẩm bàn học chống cận dành cho học sinh. Hoa ngỏ ý muốn mẹ mua cho mình theo số điện theo trên trong quảng cáo trên tivi. Mẹ hứa sẽ xem xét giá của sản phẩm ở các cửa hàng khác rồi sẽ mua cho Hoa. Mẹ Hoa có phải người tiêu dùng thông thái không?

  • A. Mẹ Hoa đã thực hiện việc mua bán trực tiếp, không qua trung gian trên các quảng cáo.
  • B. Mẹ Hoa đã thực hiện việc tham khảo chất lượng, giá cả giữa các cửa hàng để lựa chọn sản phẩm phù hợp với kinh tế và nhu cầu sử dụng .
  • C. Mẹ Hoa đã lựa chọn được sản phẩm tốt hơn so với sản phẩm có trong quảng cáo
  • D. Mẹ Hoa đã quyết định mua cho Lan chiếc bàn học nhưng cần có sự chuẩn bị về kinh tế của gia đình.

Câu 10: Để thuyết phục người thân cùng thực hiện hoặc hỗ trợ ý tưởng kinh doanh, em cần làm gì?

  • A. Đưa ra những sản phẩm mình sẽ kinh doanh trong kế hoạch.
  • B. Đưa ra đối tượng khách hàng mà mình hướng đến.
  • C. Đưa ra những giải pháp khác nhau để giải quyết những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra.
  • D. Trình bày về thời gian và địa điểm thực hiện kế hoạch kinh doanh.

Câu 11: Đâu không phải là cách đúng để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò?

  • A. Rủ bạn cùng tham gia các hoạt động.
  • B. Luôn hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà thầy cô giao cho.
  • C. Thường xuyên trò chuyện với bạn bè, thầy cô.
  • D. Bắt ép bạn giúp đỡ mình lúc mình không làm được bài.

Câu 12: Các trường hợp mua hàng qua các kênh quảng cáo, tiếp thị trực tuyến thường xảy ra rủi ro gì?

  • A. Sản phẩm không được gửi đến nơi của người mua.
  • B. Sản phẩm được giao tới chậm hơn so với yêu cầu của người mua.
  • C. Người mua không nhận được sự tư vấn của cửa hàng.
  • D. Sản phẩm không giống với ảnh mẫu, hoặc mô tả.

Câu 13: Bạn trách em vì không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra. Em nên làm gì?

  • A. Em mặc kệ bạn
  • B. Em không chơi với bạn nữa
  • C. Em cãi nhau với bạn
  • D. Em nên giải thích cho bạn giờ kiểm tra là để kiểm tra kiến thức, mọi người cần tự lực học để làm bài kiểm tra

Câu 14: Đâu là dấu hiệu bị bắt nạt học đường?

  • A. Hoa bị một nhóm bạn nói xấu vì em có ngoại hình xấu xí
  • B. Cả lớp cùng tham gia hoạt động trải nghiệm
  • C. Minh phải làm bài kiểm tra cuối kỳ
  • D. Thư học giỏi và luôn giúp đỡ bạn bè của mình

Câu 15: Đâu không phải là cách xây dựng và giữ gìn tình bạn?

  • A. Quan tâm chia sẻ niềm  vui, nỗi buồn cùng nhau
  • B. Cùng giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống
  • C. Thẳng thắn giải quyết xung đột nảy sinh
  • D. Nói xấu sau lưng những điều không thích ở bạn

Câu 16: Em cảm thấy như thế nào khi chủ động làm việc nhà?

  • A. Vui vẻ, thoải mái
  • B. Khó chịu, vất vả
  • C. Mất thời gian
  • D. Bực mình

Câu 17: Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Nam tham gia câu lạc bộ bóng bàn và đã kiên trì tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi đấu cấp tỉnh. Hôm nay, Nam chuẩn bị đi thi thì bà bị sốt, lúc đó không có ai ở nhà.

  • A. Mặc kệ bà để đi.
  • B. Nam có thể nhờ đến sự trợ giúp của hàng xóm, người lớn. Nếu bà bị sốt cao, nghiêm trọng thì Nam nên trực tiếp đưa bà, cùng sự hỗ trợ của hàng xóm, người thân quen để đưa bà đến bệnh viện.  
  • C. Nghỉ thi và không thông báo giáo viên.
  • D. Nghỉ thi và sau đó ghét bà.

Câu 18: Chủ động, tự giác làm việc nhà là biểu hiện: 

  • A. chăm chỉ, tự giác lao động
  • B. trách nhiệm, sự quan tâm và lòng yêu thương với gia đình.
  • C. phù hợp với lứa tuổi
  • D. thiếu sự quan tâm, yêu thương.

Câu 19: Chủ động tự giác làm việc nhà giúp chúng ta:

  • A. nhanh tốn thời gian.
  • B. bận rộn hơn,
  • C. rèn luyện đức tính chăm chỉ lao động 
  • D. không thể hiện được sự quan tâm, giúp đỡ.

Câu 20: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình:

  • A. Phun thuộc trừ sâu.
  • B. Giao hàng đi xa.
  • C. Quét nhà.
  • D. Nghỉ học đi làm.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác