Trắc nghiệm HĐTN 8 chân trời bản 1 Chủ đề 7 Truyền thông phòng chống thiên tai
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 8 Chủ đề 7 Truyền thông phòng chống thiên tai - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các loại hình thiên tai có thể xảy ra là?
- A. Áp thấp nhiệt đới
- B. Bão, lũ
- C. Ngập lụt, sạt lở đất/ đá
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 2: Hoạt động nào sau đây là cần thiết để ứng phó trước bão?
- A. Tiếp tục theo dõi thông tin trên báo, đài
- B. Tích trữ thêm lương thực, thực phẩm đề phòng mưa bão kéo dài
C. Chặt cây cối già gần nhà đề phòng gẫy, đổ vào người
- D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 3: Tác dụng của truyền thông về phòng chống thiên tai là?
- A. Giúp mọi người nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng chống thiên tai
- B. Chủ động ứng phó với thiên tai
C. Giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 4: Hành động nào sau đây không nên làm khi trời đang mưa bão?
- A. Ngắt toàn bộ các thiết bị điện tử, điện thoại khi sấm sét
- B. Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu hộ, cứu nạn
- C. Trú ẩn trong nhà, trường học nơi nơi kiên cố, vững chắc
D. Trú tránh dưới gốc cây, cột điện
Câu 5: Đâu là hình thức truyền thông có thể truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp phòng, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai?
- A. Truyền thông trực tiếp
- B. Truyền thông trên mạng xã hội
- C. Truyền thông qua tài liệu, áp phích
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 6: Dấu hiệu nào sau đây cho thấy sắp có nguy cơ sạt lở đất?
- A. Các rãnh thoát nước mưa trên các sườn dốc (đặc biệt là những nơi mà dòng nước chảy tụ lại) xuất hiện dấu vết sạt lở.
- B. Xuất hiện các vết nứt mới trên tường, trần, nền,... hoặc các vết nứt mở rộng trên mặt đất hoặc trên lối đi.
- C. Mặt đất có hiện tượng phồng rộp, đường trở nên bấp bênh.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Khi bất ngờ xảy ra sạt lở đất, điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là gì?
- A. Thu gom tiền bạc và các đồ vật có giá trị.
- B. Lấy thật nhiều đồ ăn để đem theo.
C. Nhanh chóng chạy ra khỏi nhà, khu vực xảy ra sạt lở.
- D. Cả A và B đều đúng.
Câu 8: Sản phẩm truyền thông phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai cho người dân địa phương:
- A. Thiết kế áp phích, băng rôn, tờ rơi, cẩm nang
- B. Viết tiểu phẩm
- C. Viết bài tuyên truyền
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 9: Kế hoạch truyền thông về hình thức truyền thông không có nội dung nào dưới đây?
- A. Mục tiêu
B. Chi phí
- C. Đối tượng
- D. Địa điểm
Câu 10: Nhà L ở sát chân núi đất. Suốt tuần mưa to tầm tã không dứt khiến núi có nguy cơ bị sạt lở. Nếu là L, em sẽ cùng gia đình làm gì?
A. Nhanh chóng sơ tán khỏi vùng đó theo hướng dẫn của chính quyền.
- B. Vẫn tiếp tục ở khu vực đó.
- C. Gia cố lại nhà cửa và ở tại đó.
- D. Đến gần các khu vực đá trượt lở.
Câu 11: Cho tình huống: Em cùng gia đình đang xem dự báo thời tiết và biết được thông tin về một cơn bão sắp đổ bộ vào khu vực em sống. Em sẽ làm gì?
- A. Chuẩn bị để để những đồ đạc vào nhà kho để không bị bão cuốn đi
- B. Cho động vật, gia súc lên nền cao để chúng không bị bão ngập
- C. Cho các thiết bị điện để cao lên không để dưới mặt đất thấp
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 12: Biện pháp để đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai là?
- A. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi người, mọi nhà, mọi địa phương nhận thức sâu sắc tác hại của thiên tai
- B. Nhận diện một cách đầy đủ các loại hình thiên tai và những diễn biến của nó để chủ động phòng, chống một cách có hiệu quả
- C. Thực hiện phương châm “4 tại chỗ”
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 13: Khi thấy biểu hiện có dông, sét, em sẽ làm gì?
- A. Đi ra ngoài thu dọn đồ đạc
- B. Vẫn sử dụng các thiết bị điện
C. Không nên ra đường, nếu đang ở ngoài đường thì tìm nơi trú ẩn an toàn
- D. Đang di chuyển trên đường, trú tại các gốc cây gần nhất.
Câu 14: Biện pháp phòng lũ lụt là?
- A. Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông đại chúng
- B. Dự trữ nước sạch, lương thực, một số loại thuốc và vật dụng y tế cần thiết
- C. Sơ tán người và vật nuôi ở những vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 15: Hằng ngày, Linh phải đạp xe qua một cánh đồng để tới trường. Chiều nay, trong lúc đang đi học về, bất ngờ một cơn dông sét xảy ra. Nếu là Linh, em cần làm gì để tự bảo vệ bản thân?
A. Nhanh chóng di chuyển đến nơi có nhà ở để trú ẩn.
- B. Tiếp tục di chuyển trên đường về nhà.
- C. Tìm những nơi có cây lớn để trú ẩn
- D. Trú ẩn tại các khu vực có cột điện
Câu 16: Em có thể sưu tầm tài liệu về thiên tai bằng cách?
- A. Sưu tầm và phân loại thông tin, hình ảnh theo loại thiên tai
- B. Ghi lại số liệu về thời gian và tần suất xảy ra thiên tai
- C. Ghi lại thiệt hại do từng thiên tai gây ra trong mỗi năm
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 17: Em có thể sưu tầm tài liệu về thiên tai ở đâu?
- A. Báo chí địa phương
- B. Truyền hình địa phương
- C. Các báo cáo của địa phương
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 18: Thiên tai gây ra thiệt hại nào dưới dây?
- A. Thiệt hại về người
- B. Thiệt hại về tài sản
- C. Hoạt động phát triển kinh tế, du lịch địa phương
- D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 19: Nhà bạn Vy ở nhà chung cư 25 tầng, thấy có hiện tượng động đất nhà bạn Vy cần phải làm gì để bảo vệ bản thân?
- A. Tiếp tục ở trong nhà cho an toàn
- B. Di chuyển ra khỏi nhà
- C. Nhanh chóng di chuyển đến nơi an toàn để ẩn nấp
D. Chạy lên các tầng cao hơn
Câu 20: Thao và các bạn đang trên đường đi học về, bỗng nhiên trời đổ mưa to, làm nước lũ ở đập tràn mà Thao phải đi qua dâng lên nhanh và chảy xiết. Một số bạn rủ Thao lội qua đập tràn về nhà kéo tối. Nếu là Thao, em sẽ làm gì?
- A. Làm theo lời bạn lội qua đập
B. Không lội qua đập và tìm nơi trú ẩn an toàn.
- C. Đứng đợi nước rút thì đi về nhà
- D. Đến đập nước lũ quan sát và lội qua.
Bình luận