Trắc nghiệm ôn tập HĐTN 8 chân trời sáng tạo giữa học kì 2
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 8 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cho tình huống: Nam thường bỏ bữa sáng và thức khuya để học bài. Nếu em là Nam, em sẽ làm gì để thể hiện có trách nhiệm với bản thân?
- A. Cởi mở hơn khi nói chuyện với mọi người.
- B. Đi ra ngoài vui chơi và nói chuyện với mọi người nhiều hơn.
C. Ăn uống điều độ đủ bữa và sắp xếp thời gian học tập, vui chơi phù hợp.
- D. Ăn sáng đầy đủ và đi ngủ sớm, hôm sau đến lớp chép bài bạn.
Câu 2: Ánh và Hà là bạn thân chơi chung từ nhỏ. Nhưng Hà luôn có thành tích Hoạt động trải nghiệm hóa, Hoạt động trải nghiệm nghệ nổi bật hơn Ánh. Điều này làm cho Ánh rất khó chịu và đi nói xấu Hà. Theo em, Ánh đang có tính cách như thế nào?
- A. Tốt bụng.
- B. Thân thiện.
C. Đố kị.
- D. Hài hước.
Câu 3: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?
A. Dành tiền để mua sách kỹ năng mềm.
- B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
- C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
- D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.
Câu 4: Đâu là việc làm em nên làm với người thân?
- A. Tỏ ra khó chịu với việc mình không thích.
B. Chia sẻ việc nhà.
- C. Không quan tâm người thân nghĩ gì.
- D. Hạn chế nói chuyện với người thân.
Câu 5: Tính cách có thể khiến mọi người xa lánh em là
- A. Tính cẩn thận.
- B. Tính hòa đồng.
C. Tính ích kỉ.
- D. Tính chu đáo.
Câu 6: Cho tình huống: "Do chưa nỗ lực nên kết quả học tập của M chưa tốt. Dù vậy, M không thể hiện sự buồn chán hay lo lắng vì kết quả này". Em thấy M là người như thế nào?
- A. Thiếu trách nhiệm với bản thân và gia đình mình.
- B. Là người có trách nhiệm với bản thân.
- C. Là người có trách nhiệm với những người xung quanh.
D. Là người thoải mái trong cuộc sống.
Câu 7: Hành động nào dưới đây KHÔNG biểu hiện sự tiết kiệm?
A. Tiêu xài hoang phí.
- B. Chi tiêu hợp lí.
- C. Bảo vệ của công.
- D. Bảo quản đồ dùng.
Câu 8: Tính cách suy nghĩ lạc quan thể hiện qua việc
- A. Quan tâm đến người xung quanh.
- B. Thường nói xấu người khác.
C. Dù bố Nam đã mất do tuổi già, nhưng Nam vẫn tin rằng bố luôn bên cạnh và hỗ trợ thầm lặng cho Nam mà cố gắng học tập tốt.
- D. Giúp đỡ bạn bè.
Câu 9: Lan luôn tham gia tích cực các hoạt động thể dục thể thao của trường. Theo em, Lan đang có tính cách như thế nào?
- A. Tốt bụng.
B. Năng động.
- C. Đố kị.
- D. Hài hước.
Câu 10: Bản thân em đã làm gì để tự hào về truyền thống của trường mình?
- A. Chăm ngoan, học giỏi và tích cực tham gia các hoạt động
- B. Tìm hiểu nhiều hơn nữa về truyền thống của trường
- C. Giới thiệu với bạn bè về truyền thống của trường
D. Thực hiện tất cả các việc làm trên để phát huy truyền thống.
Câu 11: Khi tham gia các phong trào của trường tổ chức, em cảm thấy như thế nào?
- A. Không thích nhiều phong trào
- B. Tỏ thái độ không vui
C. Tự hào và rất háo hức khi tham gia
- D. Thấy phiền và mất thời gian
Câu 12: Nhà trường có truyền thống hoạt động thể dục thể thao rất sôi nổi, em sẽ
A. Tích cực tham gia để phát huy truyền thống
- B. Không tham gia khi phát động phong trào
- C. Lôi kéo các bạn không nên tham gia vì ảnh hưởng đến việc học
- D. Im lặng, không có ý kiến gì
Câu 13: Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q?
A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
- B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí.
- C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
- D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.
Câu 14: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Chỉ cần lễ phép với thầy cô khi ở trong trường, ra ngoài thì không cần
- B. Cùng tìm hiểu sở thích của nhau là một cách rất hiệu quả để duy trì tình cảm bạn bè
- C. Giữ mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè sẽ giúp em học tập hiệu quả hơn
- D. Không nên nhận lời làm bài tập hộ bạn đến tránh bạn ý lại vào mình
Câu 15: An là bạn thân của Bình. Dạo gần đây An thường xuyên nhờ Bình chép bài hộ, có khi còn nhờ làm giúp bài tập về nhà. Nếu em là Bình, em sẽ làm gì?
- A. Có thể chép bài hộ nhưng cương quyết không làm bài tập về nhà giúp An
B. Tìm hiểu lí do tại sao An lại nhờ vả mình. Nếu An gặp khó khăn sẽ cùng bạn giải quyết
- C. Không chép bài hộ, cũng không làm giúp bạn bài tập về nhà
- D. Báo với thầy cô giáo để phạt bạn An
Câu 16: Khi nghe bạn thân chia sẻ về một nỗi sợ hãi của bản thân, em phải làm gì?
- A. Thi thoảng hù doạ cho bạn sợ
B. Chú ý lắng nghe bạn nói, nhìn thẳng vào mắt bạn trong suốt quá trình bạn kể chuyện
- C. Ngắt lời bạn mỗi khi muốn nói một điều gì đó
- D. Không chú tâm, lơ đãng khi bạn nói
Câu 17: Người không có khả năng thương thuyết là?
- A. Thuyết phục được đối tác về sự hợp lý của phương án mà em đề xuất
- B. Thống nhất được với đối tác về phương án cuối cùng mà cả hai bên đều chấp nhận
C. Không nêu được đề xuất của bản thân
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 18: Cách giải toả thường sử dụng khi có cảm xúc tiêu cực trong thực tiễn đó là?
- A. Rủ bạn ra quán uống rượu
B. Tâm sự với bạn, thầy cô, người thân trong gia đình hoặc người em tin cậy
- C. Bỏ đi chỗ khác
- D. Trút giận lên người khác
Câu 19: Hoàng và Nam là đôi bạn thân, học cùng lớp, lại ngồi cùng một bàn. Trong giờ kiểm tra Toán tuần trước, Hoàng không làm được bài nên cầu cứu Nam cho mình chép bài nhưng bị từ chối. Từ hôm ấy Hoàng giận Nam nên tránh mặt, không nói chuyện cũng như không qua rủ bạn cũng đi học như mọi ngày. Thái độ của Hoàng khiến Nam rất buồn. Nếu em là Nam, em sẽ xử lí như thế nào?
A. Chủ động tìm Hoàng nói chuyện, giải thích lí do mình không cho bạn chép bài để bạn hiểu và cùng cố gắng ôn tập, chuẩn bị cho những bài kiểm tra sắp tới.
- B. Giữ khoảng cách với Hoàng vì Hoàng là học sinh không trung thực trong học tập, không có ý thức tự giác
- C. Không giao tiếp, giữ khoảng cách với Hoàng để Hoàng tự giác trong học tập
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20: Đâu KHÔNG phải nét tính cách tiêu cực?
- A. Dễ cáu giận.
B. Hoà đồng với bạn bè.
- C. Đố kị.
- D. Thiếu chính kiến.
Bình luận