Trắc nghiệm ôn tập HĐTN 8 kết nối tri thức giữa học kì 1 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 8 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khi thấy một nhóm người đang dồn một bạn vào tường, em nên làm gì?
- A. Xông vào bảo vệ bạn
- B. Hét to lên và chạy
C. Báo với người lớn, thầy cô giáo ở gần nhất
- D. Đánh nhau với các bạn
Câu 2: Em có thể đưa ra lời từ chối nào khi trong tình huống nguy hiểm?
A. Không, mình không muốn/ thích
- B. Hôm nay mình bận rồi. Hẹn hôm khác nhé
- C. Theo mình, chúng ta nên làm theo phương án/ cách này sẽ hợp lý hơn
- D. Mình sẽ suy nghĩ thêm, rồi trả lời lại sau nhé!
Câu 3: Việc nào không thể hiện trách nhiệm của em trong các hoạt động?
- A. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao trong quá trình hoạt động
B. Việc dễ thì mình làm, việc khó mình bỏ qua
- C. Vượt qua khó khăn để thực hiện các kế hoạch đã đặt ra
- D. Có ý thức giúp đỡ các bạn trong hoạt động chung
Câu 4: Khi có bạn rủ em xuống sông bơi mà em không biết bơi thì em sẽ?
- A. Em cũng tò mò và muốn xuống bơi cho biết
- B. Em đồng ý và nhờ bạn dạy bơi
C. Em cảm thấy không an toàn và quyết định từ chối bạn
- D. Em nghĩ rằng bơi sẽ dễ nên cũng đồng ý xuống bơi
Câu 5: Nếu em là Hương, em sẽ làm gì trong tình huống này?
Các bạn trong nhóm rủ Hương sau khi tan học sẽ đến nhà Lan dự sinh nhật. Nhưng mẹ của Hương đang ốm, bố Hương đi làm xa.
- A. Em sẽ đến dự sinh nhật Lan, tối về nhà với mẹ sau
B. Em sẽ chúc mừng sinh nhật Lan trên lớp để tan học có thể về nhà chăm sóc mẹ
- C. Em sẽ đi cùng các bạn đến nhà Lan mà không thông báo với mẹ
- D. Em sẽ từ chối các bạn, vì cũng không thân với Lan nên em quyết định về nhà với mẹ
Câu 6: Đặc điểm của nét đặc trưng là?
- A. Là những nét mà mình thường hay thể hiện mà đôi khi mình không nhận ra
- B. Thường được người khác nhận ra
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 7: Nên thực hiện điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong cuộc sống như thế nào?
- A. Chỉ khi nào cần thiết mới phải điều chỉnh
B. Thực hiện điều chỉnh hàng ngày
- C. Điều chỉnh khi có hứng
- D. Đáp án khác
Câu 8: Đâu không phải là thương thuyết hiệu quả?
- A. Tôn trọng, lắng nghe đối phương
- B. Tạo được tình cảm với đối phương
- C. Tự tin, thiện chí
D. Đối phương phớt lờ ý kiến
Câu 9: Khi thương thuyết em nên?
- A. Ngại ngùng
B. Tự tin, thiện chí
- C. Sợ hãi, lo lắng
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 10: Khi thương thuyết với người khác, em nên?
- A. Khi mâu thuẫn thì cãi cho bằng thắng thì thôi
- B. Chê bai người khác
C. Chốt lại ý kiến của cả hai bên
- D. Đáp án khác
Câu 11: Biểu hiện của người có trách nhiệm với gia đình là?
- A. Ngoan ngoãn
- B. Hiếu thảo
- C. Lễ phép
D. Vô lễ với ông bà
Câu 12: Đâu không là biện pháp rèn luyện tinh thần trách nhiệm đối với sức khỏe thể chất và tinh thần?
- A. Tập thể dục thể thao thường xuyên
- B. Nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí phù hợp
- C. Đọc sách, báo thường xuyên
D. Xem phim hoạt hình 8 tiếng/ ngày
Câu 13: Biểu hiện của người không có trách nhiệm với bản thân là?
- A. Luôn trau dồi kiến thức
- B. Học tập tốt
- C. Rèn luyện thái độ tốt
D. Sao nhãng việc học trên trường
Câu 14: Bạn Hạnh trong tình huống sau là người có trách nhiệm chưa. Tình huống: Các bạn trong nhím rủ Hạnh sau khi tan học sẽ đến nhà Lan dự sinh nhật. Nhưng mẹ của Hạnh đang ốm, bố Hạnh đi làm xa. Vì vậy, Hạnh đã chúc mừng sinh nhật Lan trên lớp để tan học có thể về nhà chăm sóc mẹ.?
- A. Bạn Hạnh đã làm tròn trách nhiệm với bạn bè
- B. Bạn Hạnh đã làm tròn trách nhiệm với mẹ
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 15: Đâu là biểu hiện của người sống có trách nhiệm?
- A. Đặt việc vui chơi lên trước
- B. Đặt việc ăn uống lên trên
C. Luôn đặt việc học lên hàng đầu
- D. Đáp án khác
Câu 16: Hoàng và Nam là đôi bạn thân, học cùng lớp, lại ngồi cùng một bàn. Trong giờ kiểm tra Toán tuần trước, Hoàng không làm được bài nên cầu cứu Nam cho mình chép bài nhưng bị từ chối. Từ hôm ấy Hoàng giận Nam nên tránh mặt, không nói chuyện cũng như không qua rủ bạn cũng đi học như mọi ngày. Thái độ của Hoàng khiến Nam rất buồn. Nếu em là Nam, em sẽ xử lí như thế nào?
A. Chủ động tìm Hoàng nói chuyện, giải thích lí do mình không cho bạn chép bài để bạn hiểu và cùng cố gắng ôn tập, chuẩn bị cho những bài kiểm tra sắp tới.
- B. Giữ khoảng cách với Hoàng vì Hoàng là học sinh không trung thực trong học tập, không có ý thức tự giác
- C. Không giao tiếp, giữ khoảng cách với Hoàng để Hoàng tự giác trong học tập
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 17: Nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Chế giễu bạn trên mạng xã hội hay qua tin nhắn không phải là bạo lực học đường.
- B. Ngôn luận của mạng xã hội không gây tổn thương đến người bị bạo lực học đường.
- C. Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.
D. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.
Câu 18: Câu tục ngữ nào không nói về tình bạn đẹp?
- A. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở
B. Trong khốn khó mới biết ai là bạn tốt
- C. Anh em như thể tay chân
- D. Tứ hải giai huynh đệ
Câu 19: Khi phát hiện bạo lực học đường, em cần làm gì?
A. Báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp xử lí kịp thời
- B. Mặc kệ không quan tâm đến
- C. Tham gia, cổ vũ bạo lực học đường
- D. Quay video đăng mạng xã hội câu view
Câu 20: Biểu hiện của nét tính cách thân thiện là:
A. Dễ cảm thông với người khác. Sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ mọi người
- B. Chu đáo, kĩ càng trong công việc. Kỉ luật, làm việc có kế hoạch, tinh thần trách nhiệm
- C. Thích ở một mình. Thích hoạt động cá nhân
- D. Thích giao tiếp cộng đồng. Thích hoạt động nhóm
Bình luận