Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập HĐTN 8 kết nối tri thức giữa học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 8 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Minh và Khang học cùng lớp và chơi thân với nhau. Nhưng hôm nay Minh rất buồn vì một bạn trong lớp kể là đã nghe thấy Khanh nói xấu mình. Nếu em là Minh thì em sẽ làm gì?

  • A. Hẹn Khang ra đánh nhau
  • B. Cãi nhau với Khang
  • C. Gặp Khang và thẳn thắn với nhau nếu ai có lỗi thì sẽ xin lỗi người kia để chúng ta cùng hòa thuận
  • D. Đáp án khác

Câu 2:  Minh Hà vẽ rất đẹp nhưng lại nhút nhát, ít nói và ngại giao tiếp với các bạn. Trong lớp, thấy Hồng Ánh có rất nhiều điểm chung giống mình, Minh Hà rất muốn kết bạn với Hồng Ánh. Nếu em là Minh Hà, em sẽ làm gì?

  • A. Chủ động hơn, cởi mở hơn với mọi người
  • B. Chủ động ra kết bạn với Hồng Ánh để tạo lập mối quan hệ với bạn bè
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 3: Đâu không phải là điều em nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn?

  • A. Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạn mới
  • B. Trao đổi thắng thắn với bạn khi có hiểu lầm
  • C. Nói xấu sau lưng bạn
  • D. Không có lời nói, hành vi làm tổn thương bạn

Câu 4: Cách từ chối tình huống nguy hiểm là?

  • A. Từ chối và đưa ra một lí do để trì hoãn việc thực hiện
  • B. Từ chối và đưa ra phương án khác phù hợp hơn để thay thế
  • C. Từ chối thẳng một cách thẳng thắn, dứt khoát
  • D. Từ chối và thay đổi quyết định đó khi muốn

Câu 5: Nét tính cách nào dưới đây là nét tính cách tích cực?

  • A. Quyết đoán
  • B. Dễ cáu giận
  • C. Thiếu chính kiến
  • D. Lười biếng

Câu 6: Đâu là nét tính cách có thể khiến mọi người xa lánh em?

  • A. Tính cẩn thận
  • B. Tính hòa đồng
  • C. Tính ích kỉ
  • D. Tính chu đáo

Câu 7: Đâu là việc em nên làm?

  1. A. Tạo niềm vui cho mình và mọi người
  2. B. Tranh cãi với đối tượng xung đột đến khi thắng thì thôi
  3. C. Ở trong môi trường tiêu cực lâu
  4. D. Đáp án khác

Câu 8: Khi nghe bạn thân chia sẻ về một nỗi sợ hãi của bản thân, em phải làm gì?

  • A. Thi thoảng hù doạ cho bạn sợ
  • B. Chú ý lắng nghe bạn nói, nhìn thẳng vào mắt bạn trong suốt quá trình bạn kể chuyện
  • C. Ngắt lời bạn mỗi khi muốn nói một điều gì đó
  • D. Không chú tâm, lơ đãng khi bạn nói

Câu 9: Người không có khả năng thương thuyết là?

  • A. Thuyết phục được đối tác về sự hợp lý của phương án mà em đề xuất
  • B. Thống nhất được với đối tác về phương án cuối cùng mà cả hai bên đều chấp nhận
  • C. Không nêu được đề xuất của bản thân
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Cách giải toả thường sử dụng khi có cảm xúc tiêu cực trong thực tiễn đó là?

  • A. Rủ bạn ra quán uống rượu
  • B. Tâm sự với bạn, thầy cô, người thân trong gia đình hoặc người em tin cậy
  • C. Bỏ đi chỗ khác
  • D. Trút giận lên người khác

Câu 11: Mẹ đi vắng một tuần, em được giao cho một số tiền để chi tiêu cho các bữa ăn hàng ngày. Em nên làm gì?

  • A. Dùng tiền đó để mua đồ ăn vặt
  • B. Dùng tiền đó để mua đồ chơi
  • C. Chi tiêu tiết kiệm, hợp lí, không tiêu những thứ không cần thiết
  • D. Đáp án khác

Câu 12: Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Tuấn tích lũy được hơn 1 triệu đồng để mua xe đạp đi học. Nhưng thời gian này, ông nội ốm liên tục nên gia đình cần tiền mua thuốc cho ông.

  • A. Vui vẻ mua thuốc cho ông
  • B. Mua xe trước rồi báo bố mẹ
  • C. Mua thuốc cho ông nhưng hậm hực, khó chịu
  • D. Dấu tiền đi, đợi sau này mua

Câu 13: Cho tình huống: Mẹ đi công tác một tuần và dặn P ở nhà thay mẹ chăm sóc gia đình, P nên làm gì để mẹ yên tâm công tác?

  • A. Ngoan ngoãn với bố và ông bà
  • B. Chủ động làm việc nhà, nấu cơm, rửa bát, quét dọn nhà cửa
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 14: Cách sống không tiết kiện trong sinh hoạt gia đình là?

  • A. Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện
  • B. Chi tiêu phù hợp với thu nhập của gia đình
  • C. Không lãng phí nước
  • D. Bật thật nhiều quạt điện cho mát 

Câu 15: Thể hiện ý kiến của bản thân một cách không lễ phép là?

  • A. Nói rõ ràng, không quá nhanh, không quá chậm
  • B. Không nói lớn tiếng
  • C. Không hoàn toàn phủ định ý kiến của thành viên khác
  • D. Nói trống không với người lớn

Câu 16: Vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc phát huy truyền thống của nhà trường là?

  • A. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia
  • B. Cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường
  • C. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung
  • D. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường

Câu 17: Những yếu tố thường ảnh hưởng đến việc thực hiện cam kết của em là?

  • A. Khả năng thực hiện của bản thân.
  • B. Thiếu điều kiện, phương tiện để thực hiện.
  • C. Thiếu ý chí, nghị lực.
  • D. Thiếu các kĩ năng như: quản lí thời gian, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề.

Câu 18: Đâu không phải là cách tranh biện hiệu quả?

  • A. Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối
  • B. Phân tích, lập luận có chứng cứ
  • C. Thuyết phục đối tác về sự hợp lí của đề xuất
  • D. Kết luận được quan điểm của bản thân

Câu 19: Ý nghĩa của việc rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân?

  • A. Giúp em ngày càng tự chủ hơn trong cuộc sống
  • B. Mọi người yêu quý, tôn trọng
  • C. Trở thành người lãnh đạo trong tương lai
  • D. Có nhiều bạn bè hơn

Câu 20: Nếu em là M, em sẽ làm gì để điều chỉnh cảm xúc trong trường hợp sau?

 Đi học về, M thấy bàn học của mình bị thay đổi cách sắp đặt khiến M không tìm thấy món đồ mình để trên bàn. M thấy khó chịu và rất muốn hỏi mẹ. 

  • A. Em sẽ tìm hỏi mẹ tại sao lại tự ý sắp đặt lại bàn học của mình
  • B. Em sẽ tỏ ra khó chịu và khóc khi không tìm thấy món đồ của mình
  • C. Em sẽ hỏi mẹ về món đồ mình để trên bàn và chia sẻ cảm xúc với mẹ
  • D. Em sẽ tức giận, bỏ đi

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác