Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập HĐTN 8 kết nối tri thức giữa học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 8 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hành động nào dưới đây không phải là hành vi của bắt nạt học đường?

  • A. Nhắn tin đe dọa
  • B. Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng
  • C. Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập
  • D. Cùng bạn cố gắng phấn đấu trong thi đua chào mừng ngày 20-11

Câu 2: Em đã làm gì để góp phần phát huy truyền thống của nhà trường?

  • A. Không tham gia các hoạt động của trường
  • B. Học tập còn chưa tập trung
  • C. Không tham gia phong trào văn nghệ của trường
  • D. Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao

Câu 3: Đâu không phải là điều em nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn?

  • A. Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạn mới
  • B. Trao đổi thẳng thắn với bạn khi có hiểu lầm
  • C. Nói xấu sau lưng bạn
  • D. Không có lời nói, hành vi làm tổn thương bạn

Câu 4: Đâu không phải là việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân?

  • A. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực
  • B. Tập thể dục, vệ sinh cá nhân hàng ngày
  • C. Hoàn thành nhiệm vụ học tập
  • D. Thích làm gì thì làm, không cần lên kế hoạch cụ thể.

Câu 5: Khi thấy một nhóm người đang dồn một bạn vào tường, em nên làm gì?

  • A. Xông vào bảo vệ bạn
  • B. Hét to lên và chạy
  • C. Báo với người lớn, thầy cô giáo ở gần nhất
  • D. Đánh nhau với các bạn

Câu 6: Đâu là nét tính cách có thể khiến mọi người xa lánh em?

  • A. Tính cẩn thận
  • B. Tính hòa đồng
  • C. Tính ích kỉ
  • D. Tính chu đáo

Câu 7: Đâu là việc em nên làm?

  • A. Tạo niềm vui cho mình và mọi người
  • B. Tranh cãi với đối tượng xung đột đến khi thắng thì thôi
  • C. Ở trong môi trường tiêu cực lâu
  • D. Đáp án khác

Câu 8: Nét tính cách nào dưới đây là nét tính cách tích cực?

  • A. Tự tin
  • B. Tự ti
  • C. Tự kiêu
  • D. Lười biếng

Câu 9: Đâu là nét tính cách sẽ được mọi người yêu quý?

  • A. Lười biếng
  • B. Chu đáo
  • C. Đố kị
  • D. Thiếu chính kiến

Câu 10: Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn khi thương thuyết thì em nên?

  • A. Cãi cho bằng thắng
  • B. Tìm một cách giải quyết mà cả hai bên cùng chấp nhận được
  • C. Nhường nhịn đối phương
  • D. Đáp án khác

Câu 11: Bạn Hạnh trong tình huống sau là người có trách nhiệm chưa. Tình huống: Các bạn trong nhím rủ Hạnh sau khi tan học sẽ đến nhà Lan dự sinh nhật. Nhưng mẹ của Hạnh đang ốm, bố Hạnh đi làm xa. Vì vậy, Hạnh đã chúc mừng sinh nhật Lan trên lớp để tan học có thể về nhà chăm sóc mẹ.?

  • A. Bạn Hạnh đã làm tròn trách nhiệm với bạn bè
  • B. Bạn Hạnh đã làm tròn trách nhiệm với mẹ
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 12: Đâu là biểu hiện của người sống có trách nhiệm?

  • A. Đặt việc vui chơi lên trước
  • B. Đặt việc ăn uống lên trên
  • C. Luôn đặt việc học lên hàng đầu
  • D. Đáp án khác

Câu 13: Cho tình huống: Mẹ đi công tác một tuần và dặn P ở nhà thay mẹ chăm sóc gia đình, P nên làm gì để mẹ yên tâm công tác?

  • A. Ngoan ngoãn với bố và ông bà
  • B. Chủ động làm việc nhà, nấu cơm, rửa bát, quét dọn nhà cửa
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 14: Cách sống không tiết kiện trong sinh hoạt gia đình là?

  • A. Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện
  • B. Chi tiêu phù hợp với thu nhập của gia đình
  • C. Không lãng phí nước
  • D. Bật thật nhiều quạt điện cho mát 

Câu 15: Thể hiện ý kiến của bản thân một cách không lễ phép là?

  • A. Nói rõ ràng, không quá nhanh, không quá chậm
  • B. Không nói lớn tiếng
  • C. Không hoàn toàn phủ định ý kiến của thành viên khác
  • D. Nói trống không với người lớn

Câu 16: Vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc phát huy truyền thống của nhà trường là?

  • A. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia
  • B. Cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường
  • C. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung
  • D. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường

Câu 17: Những yếu tố thường ảnh hưởng đến việc thực hiện cam kết của em là?

  • A. Khả năng thực hiện của bản thân.
  • B. Thiếu điều kiện, phương tiện để thực hiện.
  • C. Thiếu ý chí, nghị lực.
  • D. Thiếu các kĩ năng như: quản lí thời gian, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề.

Câu 18: Đâu không phải là cách tranh biện hiệu quả?

  • A. Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối
  • B. Phân tích, lập luận có chứng cứ
  • C. Thuyết phục đối tác về sự hợp lí của đề xuất
  • D. Kết luận được quan điểm của bản thân

Câu 19: Ý nghĩa của việc rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân?

  • A. Giúp em ngày càng tự chủ hơn trong cuộc sống
  • B. Mọi người yêu quý, tôn trọng
  • C. Trở thành người lãnh đạo trong tương lai
  • D. Có nhiều bạn bè hơn

Câu 20: Nếu em là M, em sẽ làm gì để điều chỉnh cảm xúc trong trường hợp sau?

  •  Đi học về, M thấy bàn học của mình bị thay đổi cách sắp đặt khiến M không tìm thấy món đồ mình để trên bàn. M thấy khó chịu và rất muốn hỏi mẹ. 
  • A. Em sẽ tìm hỏi mẹ tại sao lại tự ý sắp đặt lại bàn học của mình
  • B. Em sẽ tỏ ra khó chịu và khóc khi không tìm thấy món đồ của mình
  • C. Em sẽ hỏi mẹ về món đồ mình để trên bàn và chia sẻ cảm xúc với mẹ
  • D. Em sẽ tức giận, bỏ đi

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác