Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập HĐTN 8 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 8 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Em có thể đưa ra các phương án phù hợp để thay thế trong tình huống nào?

  • A. Có thể gây nguy hiểm cho bản thân
  • B. Có thể gây nguy hiểm cho người khác
  • C. Liên quan đến lời mời/ lời đề nghị làm việc sai trái
  • D. Vượt quá khả năng thực hiện của bản thân

Câu 2: Đâu không nguyên nhân của việc không vận động được người dân địa phương cùng tham gia hoạt động phát triển cộng đồng ?

  • A. Bản thân chưa nhận thức được trách nhiệm trong các hoạt động đó
  • B. Không biết cách thuyết phục người khác
  • C. Nhiều người chưa nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong những hoạt động đó
  • D. Đáp án khác

Câu 3: Đâu không phải là cách thuyết phục các thành viên trong gia đình ?

  • A. Chỉ ra những điểm tương đồng trong ý kiến của hai bên
  • B. Khẳng định phương án của mình hợp lí và mong muốn được thực hiện
  • C. Không đưa ra được các dẫn chứng thuyết phục cho luận điểm của mình
  • D. Đáp án khác

Câu 4: Em có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ ai khi không vận động được người dân địa phương cùng tham gia hoạt động phát triển cộng đồng ?

  • A. Sự hỗ trợ của những người trên mạng xã hội
  • B. Sự hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền
  • C. Thuyết phục người thân tham gia sau đó nhờ họ cùng vận động những người xung quanh
  • D. Đáp án khác

Câu 5: Trong sinh hoạt gia đình, em nên?

  • A. Trốn tránh các việc cần thực hiện
  • B. Thực hiện các công việc theo sở thích
  • C. Xây dựng kế hoạch thực hiện các công việc gia đình
  • D. Đáp án khác

Câu 6: Hoạt động thiện nguyện giúp cho?

  • A. Những người có hoàn cảnh khó khăn tự tin vào cuộc sống, vượt qua khó khăn
  • B. Những người khó khăn sẽ nhanh chóng giàu có
  • C. Những người no đủ sẽ ngày càng đầy đủ hơn
  • D. Những người khó khăn sẽ tự ti vào bản thân mình

Câu 7: Tính tự chủ giúp?

  • A. Độc lập trong suy nghĩ
  • B. Biết cách ứng xử trước các tình huống khó khăn
  • C. Đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ trong cuộc sống
  • D. Đáp án khác

Câu 8: Đâu không phải là cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề?

  • A. Lắng nghe phản hồi, hướng dẫn
  • B. Nhận diện vấn đề gặp phải và những khó khăn trong quá trình giải quyết vấn đề đó
  • C. Xác định người có thể trợ giúp
  • D. Giữ vấn đề một mình cho bản thân

Câu 9: Đâu không phải là cách sống tiêt kiệm trong sinh hoạt gia đình?

  • A. Ăn mặc giản dị
  • B. Giữ gìn sách vở, quần áo, đồ dùng
  • C. Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các nguồn tài nguyên khác
  • D. Chi tiêu theo sở thích của bản thân

Câu 10: Đâu không phải là cách chia sẻ khó khăn khi em gặp người hỗ trợ?

  • A. Trình bày khó khăn khi mà em gặp phải
  • B. Nói rõ những điều em mong muốn
  • C. Lắng nghe ý kiến tư vấn, hỗ trợ
  • D. Không nói hết ra suy nghĩ của bản thân

Câu 11: Mẹ đi làm xa nên mẹ cho em tiền để chi tiêu sinh hoạt trong một tháng của cả nhà. Em sẽ?

  • A. Lấy số tiền mẹ đưa để đi mua đồ chơi em yêu thích
  • B. Lấy số tiền mẹ đưa để đi ăn một mình
  • C. Chi tiêu hợp lý số tiền mẹ đưa
  • D. Đáp án khác

Câu 12: Tình huống: "B muốn nâng cao kết quả học tập môn Toán nhưng cố gắng mãi mà không được. B không biết làm thế nào để hoàn thành mục tiêu." Theo em B nên gặp ai để được hỗ trợ?

  • A. Bác hàng xóm
  • B. Nhà tư vấn tâm lý
  • C. Thầy, cô giáo
  • D. Đáp án khác

Câu 13: Hành động nào sau đây không nên làm khi trời đang mưa bão?

  • A. Ngắt điện toàn bộ các thiết bị điện tử, điện thoại khi có sấm sét
  • B. Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu hộ, cứu nạn
  • C. Trú ẩn trong nhà, trường học,...
  • D. Trú, tránh dưới gốc cây, cột điện

Câu 14: Hoạt động nào dưới đây là không phải là hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương?

  • A. Phát triển kinh tế
  • B. Phòng, chống tệ nạn xã hội
  • C. Phá hoại bản sắc văn hóa
  • D. Bảo vệ môi trường

Câu 15: Đồ vật nào sau đây là cần thiết phải chuẩn bị trước khi bão đổ bộ?

  • A. Đồ chơi cho trẻ nhỏ
  • B. Áo phao, đèn pin
  • C. Điện thoại
  • D. Quần áo

Câu 16: Khi có thông tin về bão, chúng ta không nên dự trữ các loại lương thực, thực phẩm như thế nào?

  • A. Có hạn dài
  • B. Các loại đồ khô: mì tôm, bánh, lương khô,...
  • C. Các loại đồ hộp, sữa cho trẻ em,...
  • D. Các thực phẩm tươi sống: tôm, cua, cá,...

Câu 17: Đâu không phải là cách để bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên quê hương?

  • A. Giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
  • B. Thực hiện quy định về bảo tồn danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
  • C. Tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
  • D. Phá hoại cảnh quan thiên nhiên

Câu 18: Biểu hiện của người có cách sống tiết kiệm là?

  • A. Chi tiêu hợp lý
  • B. Chi tiêu có kế hoạch, không lãng phí
  • C. Chi tiêu theo sở thích của bản thân, không có kế hoạch
  • D. Đáp án khác

Câu 19: Đâu không phải là biểu hiện của việc biết xây dựng kế hoạch trong gia đình?

  • A. Tìm hiểu về các công việc trong gia đình
  • B. Xây dựng kế hoạch thực hiện các công việc gia đình
  • C. Thực hiện các công việc theo sở thích
  • D. Thực hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình

Câu 20: Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Tuấn tích lũy được hơn 1 triệu đồng để mua xe đạp đi học. Nhưng thời gian này, ông nội ốm liên tục nên gia đình cần tiền mua thuốc cho ông.

  • A. Vui vẻ mua thuốc cho ông
  • B. Mua xe trước rồi báo bố mẹ
  • C. Mua thuốc cho ông nhưng hậm hực, khó chịu
  • D. Dấu tiền đi, đợi sau này mua

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác