Trắc nghiệm ôn tập HĐTN 5 bản 1 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm HĐTN 5 bản 1 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đâu không phải là một yêu cầu khi kiểm soát cảm xúc của bản thân?
- A. Hiểu rõ cảm xúc của mình.
- B. Điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp với tình huống, không gian giao tiếp.
- C. Không làm tổn thương người thân và bản thân.
D. Chia sẻ cảm xúc của bản thân với người lạ.
Câu 2: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn?
- A. Hút thuốc trong phòng ngủ.
B. Đốt rác ngoài đường.
- C. Chập điện.
- D. Đốt củi trên rừng.
Câu 3: Tại sao chúng ta cần tri ân thầy cô giáo?
- A. Vì giáo viên là người rất tâm huyết với nghề.
B. Vì các giáo viên có đóng góp vô cùng quan trọng vào sự phát triển của mầm non đất nước.
- C. Vì học sinh cần thể hiện tri thức và tính sáng tạo của bản thân với thầy cô.
- D. Vì thầy cô là người đã nuôi các em lớn lên.
Câu 4: Ngày thành lâp Quân đội Nhân dân Việt Nam là ngày nào?
- A. Ngày 22 tháng 9 năm 1944.
- B. Ngày 22 tháng 10 năm 1944.
- C. Ngày 22 tháng 11 năm 1944.
D. Ngày 22 tháng 12 năm 1944.
Câu 5: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?
- A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều mới cần tiết kiệm tiền.
- B. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu.
C. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được một cuộc sống ổn định, tự chủ.
- D. Cứ mua những đồ mà mình thích.
Câu 6: Việc tổ chức tốt lễ hội đã góp phần làm nên điều gì cho cộng đồng?
- A. Góp phần làm gia tăng vẻ đẹp cho thiên nhiên.
- B. Làm tăng tình hữu nghị cho các nước láng giềng.
C. Làm tăng tinh thần đoàn kết cộng đồng, góp phần vào công cuộc xây dựng nề n văn hóa.
- D. Làm tăng giá trị thương mại sản phẩm.
Câu 7: Đâu không phải là một trong các bước em cần làm khi làm sản phẩm giới thiệu về sự thay đổi của bản thân bằng hình thức an-bum?
- A. Viết lời mô tả cho mỗi bức ảnh.
- B. Dán các trang thành quyển an-bum.
C. Phỏng vấn người thân về mỗi bức ảnh.
- D. Làm trang bìa và trang trí.
Câu 8: Tình huống nào dưới đây thể hiện nhân vật đã không kiểm soát được cảm xúc của bản thân?
A. An đánh Minh vì Minh lấy đồ chơi của An.
- B. Mai kiềm chế để không hét to khi xem múa lân.
- C. Hiền kiềm chế sự nôn nóng chờ đến lượt được cô giáo phát quà Trung thu.
- D. Thu bình tĩnh tìm cách sửa lại bức tranh khi làm đổ màu ra tranh.
Câu 9: Điền cụm từ thích hợp vào dấu "..." trong đoạn thông tin dưới đây:
Đại dịch Covid-19 bùng phát, em chưa thể quay trở lại trường học và hạn chế ra khỏi nhà, không tiếp xúc trực tiếp xúc với người khác ngoài các thành viên gia đình. “…” vẫn giúp em duy trì việc học tập, giải trí và giữ liên hệ với bạn bè.
A. Không gian mạng.
- B. Công nghệ thông tin.
- C. Trò chơi điện tử.
- D. Thương mại điện tử.
Câu 10: Tục ngữ có câu: Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Mùng 3 tết thầy có nghĩa là gì?
- A. Mùng 3 Tết thầy giáo hay mời đến chơi .
B. Mùng 3 Tết cần đến chúc tết thầy vì thầy là người dạy dỗ thứ 2 sau cha mẹ.
- C. Mùng 3 Tết là ngày đẹp nên cần đi chơi.
- D. Tết nhà Thầy được tổ chức vào mùng 3.
Câu 11: “Quân đội nhân dân” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa gì?
A. Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ.
- B. Nhân dân thuộc trướng của quân đội.
- C. Quân đội trên nhân dân.
- D. Nhân dân vì quân đội.
Câu 12: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?
- A. Của thiên trả địa.
B. Thắt lưng buộc bụng.
- C. Của chợ trả chợ.
- D. Còn người thì còn của.
Câu 13: Lợi ích của việc ghi chép các khoản chi tiêu trong gia đình là gì?
- A. Tạo thêm công việc để làm.
B. Tiết kiệm được nhiều khoản chi tiêu.
- C. Giúp ghi nhớ kiến thức đời sống dễ dàng.
- D. Giúp mọi người trong gia đình gần nhau hơn.
Câu 14: Đâu không phải là tư liệu phù hợp khi em chia sẻ những thay đổi về khả năng của bản thân?
- A. Video clip về một số hoạt động thể hiện khả năng của em.
- B. Giấy khen.
- C. Giấy chứng nhận tham gia các hoạt động, câu lạc bộ,…
D. Chiều cao, cân nặng.
Câu 15: Khi có chuông báo cháy, chúng ta không được làm gì dưới đây?
- A. Nhanh chóng tìm khu vực có biển báo “EXIT” gần nhấ để di chuyển ra bên ngoài.
- B. Giữ bình tĩnh, không hoản loạn.
- C. Liên hệ với lực lượng phòng cháy, chữa cháy.
D. Khi di chuyển không cúi đầu.
Câu 16: Lễ hội là:
- A. Di sản vật thể quốc gia.
B. Một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng.
- C. Một sự kiện thể thao diễn ra hằng năm tại địa phương.
- D. Một chương trình giao lưu giữa các làng nghề với nhau.
Câu 17: Đâu không phải là hoạt động chi tiêu trong gia đình?
- A. Chi cho học tập.
- B. Chi cho điện nước, chất đốt.
- C. Chi cho thực phẩm.
D. Chi cho bạn bè.
Câu 18: Nêu cách kiểm soát cảm xúc trong tình huống sau:
Tình huống: Lần trước, khi đang phát biểu, do quá hồi hộp nên Mai đã quên mất nội dung cần nói. Hôm nay, Mai rất lo lắng khi lại được cô giáo giao nhiệm vụ đọc diễn cảm bài thơ trong buổi giao lưu gặp mặt các em học sinh lớp 4.
Nếu là An, em sẽ làm gì?
A. Tập đọc diễn cảm bài thơ nhiều lần ở nhà trước gương, đọc cho người thân nghe. Điều chỉnh hơi thở đều trước khi đọc trước lớp, thả lỏng cơ thể, tự tin trước lớp.
- B. Chia sẻ với cô giáo về sự hồi hộp của bản thân và nói với cô giao nhiệm vụ cho bạn khác tự tin hơn.
- C. Tiếp nhận nhiệm vụ nhưng không tìm cách kiềm soát cảm xúc của bản thân.
- D. Nhờ bố mẹ gọi giúp đỡ, gọi điện cho cô giáo để từ chối nhiệm vụ.
Câu 19: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh, cần có điều kiện nào sau đây?
- A. Chỉ cần đến từ một phía.
B. Cần có thiện chí và cố gắng từ cả hai bên.
- C. Thiện chí từ phía người có địa vị thấp hơn.
- D. Thiện chí từ phía người có địa vị cao hơn.
Câu 20: Đâu là khó khăn khi thực hiện ghi chép các khoản chi tiêu trong gia đình?
- A. Mất thời gian.
B. Gặp nhiều rắc rối với những con số.
- C. Dễ nản lòng.
- D. Lên kế hoạch trước.
Câu 21: Khi xảy cháy nổ trong trường hợp ngoài khả năng kiểm soát, điều đầu tiên em cần làm là gì?
A. Gọi 114 và cung cấp các thông tin một cách chính xác nhất về vị trí đám cháy.
- B. Gọi 113 và cung cấp địa chỉ chính xác nhất.
- C. Hoảng loạn, chạy nạn khỏi đám cháy.
- D. Dùng áo bịt mũi chạy thẳng ra cửa chính.
Câu 22: Đâu là vấn đề nảy sinh trong quan hệ với bạn bè?
- A. Em tham gia các hoạt động tập thể.
- B. Em đạt giải trong các kì thi.
C. Em không giữ lời hứa với bạn.
- D. Em giảng bài cho bạn.
Bình luận