Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 6 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là
A. Khí nitơ.
- B. Khí cacbonic.
- C. Oxi.
- D. Hơi nước.
Câu 2: Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?
- A. Vùng vĩ độ thấp.
B. Vùng vĩ độ cao.
- C. Biển và đại dương.
- D. Đất liền và núi.
Câu 3: Ở các trạm khí tượng, nhiệt kế được đặt ở độ cao cách mặt đất là
- A. 1 m.
B. 1,5 m.
- C. 2 m.
- D. 2,5 m.
Câu 4: Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là
- A. sinh vật.
B. biển và đại dương.
- C. sông ngòi.
- D. ao, hồ.
Câu 5: "Thời tiết là sự biểu hiện .......... ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định". Điền vào chỗ chấm?
- A. Phản ánh sự thay đổi
B. Hiện tượng khí tượng
- C. Sự thay đổi
- D. Hiện tượng không khí
Câu 6: Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở đới khí hậu nào?
- A. Ôn đới.
- B. Xích đạo.
C. Hàn đới.
- D. Nhiệt đới.
Câu 7: Dùng dụng cụ nào để đo độ ẩm không khí?
- A. Nhiệt kế
- B. Áp kế
C. Ẩm kế
- D. Vũ kế
Câu 8: Vòng tuần hoàn nhỏ của nước bao gồm những giai đoạn nào sau đây?
A. Bốc hơi và nước rơi.
- B. Bốc hơi và dòng chảy.
- C. Thấm và nước rơi.
- D. Nước rơi và dòng chảy.
Câu 9: Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?
A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.
- B. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình.
- C. Các hoạt động sản xuất của con người.
- D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình.
Câu 10: Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?
- A. Hơi nước.
B. Nước ngầm.
- C. Nước hồ.
- D. Nước mưa.
Câu 11: Sóng biển được sinh ra từ đâu:
- A. Sự thay đổi áp suất của khí quyển
B. Gió
- C. Các thiên thể chuyển động xung quanh
- D. Chuyển động dòng khí xoáy
Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do:
A. Động đất ngầm dưới đáy biển
- B. Sự thay đổi áp suất của khí quyển
- C. Chuyển động của dòng khí xoáy
- D. Bão, lốc xoáy
Câu 13: Tầng nào sau đây của đất chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất?
- A. Tích tụ.
- B. Thảm mùn.
C. Đá mẹ.
- D. Hữu cơ.
Câu 14: Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?
- A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.
B. Thành phần quan trọng nhất của đất.
- C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.
- D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.
Câu 15: Ở đới lạnh có kiểu thảm thực vật chính nào sau đây?
A. Đài nguyên.
- B. Thảo nguyên.
- C. Hoang mạc.
- D. Rừng lá kim.
Câu 16: Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật nào sau đây?
- A. Rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm và cây bụi.
B. Rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.
- C. Thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, cây bụi lá cứng cận nhiệt.
- D. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, hoang mạc.
Câu 17: Rừng nhiệt đới là kiểu hệ sinh thái chuyển tiếp từ xavan cây bụi sang
- A. Rừng lá kim (tai-ga).
B. Rừng mưa nhiệt đới.
- C. Rừng cận nhiệt đới.
- D. Rừng mưa ôn đới lạnh.
Câu 18: Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính nào sau đây?
A. Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.
- B. Rừng mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới mùa.
- C. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới xích đạo.
- D. Rừng nhiệt đới khô và rừng cận nhiệt gió mùa.
Câu 19: Nhận định đúng về đặc điểm hai đới ôn hòa là?
- A. Lượng nhiệt nhận được cao, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
- B. Lượng nhiệt nhận được thấp, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
- C. Lượng nhiệt nhận được ít, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
D. Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
Câu 20: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?
- A. Gió Tây ôn đới.
- B. Gió mùa.
C. Gió Tín phong.
- D. Gió Đông cực.
Câu 21: Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào?
- A. Tây Á.
- B. Trung Á.
- C. Bắc Á.
D. Đông Á.
Câu 22: Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt?
- A. Nam Á.
- B. Tây Âu.
C. Bắc Á.
- D. Bra-xin.
Câu 23: Loại khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ở nước ta?
- A. Sắt
- B. Titan
C. Dầu khí
- D. Than đá
Câu 24: Ngành sản xuất công nghiệp chịu tác động quan trọng từ?
A. Tài nguyên thiên nhiên
- B. Ánh sáng
- C. Nhiệt độ
- D. Nước
Câu 25: Diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá chủ yếu do
- A. Bị rửa trôi xói mòn.
- B. Đốt rừng làm rẫy.
C. Thiếu công trình thuỷ lợi.
- D. Không có người sinh sống.
Câu 26: Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có
- A. Sức khỏe, tuổi thọ con người ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.
B. Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.
- C. Môi trường sống an toàn bền vững, lành mạnh và tuổi thọ ngày càng cao.
- D. Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng đầy đủ tiện nghi, an toàn bền lâu.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận