Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 6 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đơn vị đo khí áp là gì?

  • A. mg
  • B. m/s
  • C. mb
  • D. cm

Câu 2: Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng

  • A. 18km.
  • B. 14km.
  • C. 16km.
  • D. 20km.

Câu 3: Có mấy loại nhiệt kế thường dùng?

  • A. 2 loại
  • B. 3 loại
  • C. 4 loại
  • D. 5 loại

Câu 4: Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 4 lần trong ngày vào các thời điểm

  • A. 2 giờ, 8 giờ, 15 giờ, 21 giờ.
  • B. 3 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 19 giờ.
  • C. 1 giờ, 6 giờ, 14 giờ, 20 giờ.
  • D. 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ.

Câu 5: "Khí hậu của một nơi là sự......... tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm này qua năm khác và đã trở thành quy luật". Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm?

  • A. Lặp đi lặp lại
  • B. Thay đổi
  • C. Biến chuyển
  • D. Chuyển đổi

Câu 6: Khí hậu là hiện tượng khí tượng có đặc điểm gì dưới đây?

  • A. Xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi
  • B. Xảy ra trong một ngày ở một địa phương
  • C. Lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó
  • D. Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa

Câu 7: Nước luôn di chuyển giữa

  • A. Đại dương, các biển và lục địa.
  • B. Đại dương, lục địa và không khí.
  • C. Lục địa, biển, sông và khí quyển.
  • D. Lục địa, đại dương và các ao, hồ.

Câu 8: Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành

  • A. Nước.
  • B. Sấm.
  • C. Mưa.
  • D. Mây.

Câu 9: Chi lưu là:

  • A. Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông
  • B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông
  • C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính
  • D. Các con sông đổ nước vào con sông chính

Câu 10: Các hồ móng ngựa được hình thành do:

  • A. Sụt đất
  • B. Núi lửa
  • C. Băng hà
  • D. Khúc uốn của sông

Câu 11: Các thành phần chính của lớp đất là

  • A. Không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.
  • B. Cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.
  • C. Chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. 
  • D. Nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

Câu 12: Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là

  • A. Sinh vật.
  • B. Đá mẹ.
  • C. Địa hình.
  • D. Khí hậu.

Câu 13: Nơi có nhiều động vật ăn cỏ sẽ là nơi tập trung phân bố nhiều của

  • A. Động vật ăn thịt.
  • B. Các loài côn trùng.
  • C. Động vật ăn tạp.
  • D. Các loài sinh vật.

Câu 14: Rừng mưa nhiệt đới phân bố chủ yếu ở nơi có khí hậu

  • A. Nóng, khô, lượng mưa nhỏ.
  • B. Mưa nhiều, ít nắng, ẩm lớn.
  • C. Nóng, ẩm, lượng mưa lớn.
  • D. Ít mưa, khô ráo, nhiều nắng.

Câu 15: Thiên nhiên môi trường nhiệt đới phần lớn sẽ thay đổi theo?

  • A. Vĩ độ và độ cao địa hình.
  • B. Đông – tây và theo mùa.
  • C. Bắc – nam và đông – tây.
  • D. Vĩ độ và theo mùa.

Câu 16: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đường chí tuyến?

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4

Câu 17: Các vòng cực và chí tuyến là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt vậy có bao nhiêu vành đai nhiệt trên Trái Đất?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 18: Giới hạn của hàn đới là?

  • A. Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
  • B. Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
  • C. Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
  • D. Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam đến vòng cực Bắc

Câu 19: Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là?

  • A. Dòng biển
  • B. Địa hình
  • C. Vĩ độ
  • D. Vị trí gần hay xa biển

Câu 20: Mật độ dân số của một khu vực được tính như thế nào?

  • A. Lấy số dân của một hộ gia đình trong vùng chia cho diện tích sinh sống
  • B. Lấy tổng số dân trong khu vực chia cho diện tích khu vực đó 
  • C. Lấy tổng số dân chia cho tổng số hộ gia đình trong khu vực
  • D. Đáp án khác.

Câu 21: Châu lục nào có số dân ít nhất (so với toàn thế giới)?

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Âu.
  • C. Châu Phi.
  • D. Châu Đại Dương.

Câu 22: Ở châu Phi, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

  • A. Đông Phi.
  • B. Tây Phi.
  • C. Bắc Phi.
  • D. Nam Phi.

Câu 23: Các nguồn tài nguyên trên Trái Đất phân bố

  • A. Đồng đều.
  • B. Phân tán.
  • C. Không đồng đều.
  • D. Tập trung.

Câu 24: Vai trò của môi trường đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước:

  • A. Môi trường đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.
  • B. Môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.
  • C. Môi trường không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.
  • D. Môi trường không đóng vai trò gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.

Câu 25: Tài nguyên thiên nhiên là

  • A. Tất cả các thành phần tự nhiên có trên Trái Đất.
  • B. Các thành phần của tự nhiên có tác động đến cuộc sống của con người.
  • C. Các thành phần của tự nhiên được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng của con người.
  • D. Tất cả những gì có trong tự nhiên, đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo