Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 6 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến
A. 0o
- B. 66o33’
- C. 23o27’
- D. 90o
Câu 2: Chí tuyến là vĩ tuyến
A. 23o27’
- B. 0o
- C. 66o33’
- D. 90o
Câu 3: So với các nước nằm trong bán đảo Đông Dương thì nước ta nằm ở hướng nào sau đây?
A. Đông.
- B. Bắc.
- C. Nam.
- D. Tây.
Câu 4: Với cùng một vị trí Địa Lí trên Trái Đất nhưng lại có các bản đồ khác nhau là do
- A. cách vẽ của từng tác giả.
- B. có kinh vĩ tuyến khác nhau.
- C. mặt phẳng giấy khác nhau.
D. các phép chiếu khác nhau.
Câu 5: Khi chuyển mặt cong của địa cầu ra mặt phẳng của giấy, các bản đồ thu được
- A. Kết quả đúng tương đối
- B. Kết quả tuyệt đối
C. Kết quả bị sai số
- D. Không có kết quả
Câu 6: Trung Quốc đã có một phát minh vĩ đại để xác định phương hướng, đó là
- A. hệ thống radar
- B. ống nhòm
C. la bàn.
- D. địa chấn kế.
Câu 7: Địa bàn đặt đúng hướng khi đường Bắc – Nam là đường gì?
A. 0o– 180o
- B. 60o – 240o
- C. 90o – 270o
- D. 30o – 120o
Câu 8: Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào sau đây?
- A. Hình học.
- B. Tượng hình.
- C. Điểm.
D. Diện tích.
Câu 9: Để thể hiện một con vật (trâu, bò, hươu) trên bản đồ, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?
A. Kí hiệu tượng hình.
- B. Kí hiệu đường.
- C. Kí hiệu hình học.
- D. Kí hiệu chữ.
Câu 10: Dạng kí hiệu nào sau đây không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?
- A. Tượng hình.
B. Tượng thanh.
- C. Hình học.
- D. Chữ.
Câu 11: Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?
- A. Điểm.
B. Đường.
- C. Diện tích.
- D. Hình học.
Câu 12: Trong học tập, lược đồ trí nhớ không có vai trò nào sau đây?
- A. Giúp học địa lí thú vị hơn nhiều.
- B. Hỗ trợ nắm vững các kiến thức địa lí.
C. Hạn chế không gian vùng đất sống.
- D. Vận dụng vào đời sống đa dạng hơn.
Câu 13: Lược đồ trí nhớ phong phú về không gian sống của một vùng đất, sẽ giúp ta:
- A. Sống xa cách và không muốn sinh sống ở đó nữa.
B. Sống gắn bó và thấy vùng đất đó có ý nghĩa hơn.
- C. Thấy vùng đất chán, nhiều vấn đề và muốn cải tổ.
- D. Thấy vùng đất đẹp, nhiều không gian chưa khai thác.
Câu 14: Trái Đất có bán kính ở Xích đạo là
- A. 6356 km.
B. 6387 km.
- C. 6378 km.
- D. 6365 km.
Câu 15: Trái Đất có dạng hình cầu nên xuất hiện hiện tượng nào dưới đây?
A. Luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.
- B. Bất kì thời điểm nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.
- C. Trên Trái Đất khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.
- D. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong một năm nên gây ra nhiều thiên tai.
Câu 16: Hành tinh nào sau đây trong hệ Mặt Trời có sự sống?
A. Trái Đất.
- B. Sao Kim.
- C. Mặt Trăng.
- D. Sao Thủy.
Câu 17: Đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) làm thành 1 góc:
- A. 66o33’
- B. 33o66’
C. 23o27’
- D. 27o23’
Câu 18: Trái đất được chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ nếu đi về phía đông sẽ
A. Nhanh hơn một giờ
- B. Chậm hơn một giờ
- C. Giờ không thay đổi so với múi giờ gốc
- D. Lùi lại một ngày
Câu 19: Theo em nhận định nào dưới đây không đúng về lực côriôlít:
- A. Ở bán cầu Bắc, vật thể chuyển động bị lệch về bên phải.
- B. Các con sông ở bán cầu Nam thường bị lở ở bờ trái.
C. Lực côriôlit ở bán cầu Nam yếu hơn bán cầu Bắc.
- D. Lực côriôlit tác động đến mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất.
Câu 20: So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc:
- A. 56o27’
- B. 23o27’
C. 66o33’
- D. 32o27’
Câu 21: Theo quy ước, cách mấy năm sẽ có một năm nhuận dương lịch
- A. 1 năm
- B. 2 năm
- C. 3 năm
D. 4 năm
Câu 22: Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là:
- A. 365 ngày 3 giờ.
- B. 365 ngày 4 giờ.
- C. 365 ngày 5 giờ.
D. 365 ngày 6 giờ.
Câu 23: Căn cứ cách xác định phương hướng nhờ sự vật hãy cho biết: Hoa Hướng Dương luôn quay mặt về hướng nào?
- A. Tây
- B. Nam
C. Đông
- D. Bắc
Câu 24: Người ta xác định phương hướng dựa vào phần khuyết của trăng, vào những ngày trước rằm theo lịch âm (Từ ngày 1 đến ngày 14) phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng?
A. Đông
- B. Tây
- C. Nam
- D. Bắc
Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp lõi Trái Đất
- A. Là lớp trong cùng của Trái Đất.
- B. Có độ dày lớn nhất.
- C. Nhiệt độ cao nhất.
D. Vật chất ở trạng thái rắn.
Câu 26: Lớp vỏ Trái Đất không có đặc điểm nào sau đây?
A. Rất dày và chiếm khoảng 1/4 khối lượng của Trái Đất.
- B. Vật chất ở trạng thái rắn chắc.
- C. Cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
- D. Nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật… và cả xã hội loài người.
Câu 27: Vận động tạo núi là vận động
A. Nâng lên - hạ xuống.
- B. Phong hóa - sinh học.
- C. Uốn nếp - đứt gãy.
- D. Bóc mòn - vận chuyển.
Câu 28: Hiện tượng nào sau đây là do tác động của nội lực?
- A. Xâm thực.
- B. Bồi tụ.
C. Đứt gãy.
- D. Nấm đá.
Câu 29: Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây
- A. lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.
- B. công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.
C. công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
- D. thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận