Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 11 cánh diều cuối học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhận định nào sau đây không phải ý nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới phát triển mạnh?

  • A. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thế giới.
  • B. Hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.
  • C. Thúc đẩy tự do hóa thương mại các nước.
  • D. Giúp nền kinh tế phát triển năng động.

Câu 2: Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

  • A. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.
  • B. Chênh lệch giàu nghèo sâu sắc.
  • C. Dân số đông và tăng nhanh.
  • D. Gia tăng tình trạng đói nghèo.

Câu 3: Khu vực Tây Nam Á có diện tích khoảng

  • A. 6 triệu km2.
  • B. 8 triệu km2.
  • C. 7 triệu km2.
  • D. 9 triệu km2.

Câu 4: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực ở nào sau đây có nhiều quốc gia châu Á tham gia nhất?

  • A. ASEAN.
  • B. APEC.
  • C. EU.
  • D. NAFTA.

Câu 5: Ở khu vực Mỹ Latinh không có sơn nguyên nào sau đây?

  • A. Bra-xin.
  • B. Cô-lô-ra-đô.
  • C. Guy-a-na.
  • D. Mê-hi-cô.

Câu 6: Cơ chế hợp tác của ASEAN không có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Các dự án, chương trình.
  • B. Thông qua các diễn đàn.
  • C. Tổ chức sản xuất vũ khí.
  • D. Tổ chức các hội nghị.

Câu 7: Tự do lưu thông tiền vốn là

  • A. tự do đi lại, cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc được đảm bảo.
  • B. các hạn chế đối với việc thanh toán và giao dịch được bãi bỏ.
  • C. tự do đối với các dịch vụ vận tải, ngân hàng, thông tin liên lạc.
  • D. hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.

Câu 8: Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới không phải về

  • A. kinh tế.
  • B. chính trị.
  • C. văn hoá.
  • D. khoa học.

Câu 9: Các quốc gia đang phát triển thường có

  • A. chỉ số phát triển con người thấp.
  • B. thu nhập bình quân đầu người cao.
  • C. nền công nghiệp phát triển rất sớm.
  • D. tỉ suất tử vong người già rất thấp.

Câu 10: Một trong những giải pháp quan trọng để phát triển công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển hiện nay là

  • A. hiện đại hoá cơ sở hạ tầng.
  • B. thu hút đầu tư nước ngoài.
  • C. tập trung khai thác tài nguyên.
  • D. tăng cường lực lượng lao động.

Câu 11: Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là

  • A. phát triển lâm nghiệp.
  • B. phát triển kinh tế biển.
  • C. phát triển chăn nuôi.
  • D. phát triển thủy điện.

Câu 12: Quốc gia nào có GDP bình quân đầu người cao nhất trong các nước dưới đây?

  • A. Xin-ga-po.
  • B. Việt Nam.
  • C. Mi-an-ma.
  • D. Thái Lan.

Câu 13: Quần đảo Ha-oai có tiềm năng rất lớn về tài nguyên nào dưới đây?

  • A. Than đá và thủy điện.
  • B. Hải sản và du lịch.
  • C. Thủy sản và lâm sản.
  • D. Dầu khí và kim loại.

Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, xã hội của Mỹ Latinh?

  • A. Số dân sống dưới mức nghèo khổ đông.
  • B. Đô thị hóa tự phát diển ra khá phổ biến.
  • C. Đa dân tộc, tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao.
  • D. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngoại thương của Hoa Kì?

  • A. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn.
  • B. Là một nước xuất siêu rất lớn.
  • C. Giá trị nhập siêu ngày càng tăng.
  • D. Chiếm tỉ trọng lớn trong GDP.

Câu 16: Hiện nay, châu lục nào sau đây đang khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất thế giới?

  • A. Châu Mĩ.
  • B. Châu Phi.
  • C. Châu Âu.
  • D. Châu Á.

Câu 17: Liên kết vùng châu Âu được hình thành trên cơ sở nào của các bên tham gia?

  • A. Tự nguyện vì mục đích bảo vệ hòa bình.
  • B. Tự nguyện vì lợi ích chung của các bên.
  • C. Bắt buộc vì yêu cầu cấp thiết của EU.
  • D. Bắt buộc nhằm tránh nguy cơ xung đột.

Câu 18: Uỷ hội sông Mê Công gồm không có quốc gia nào sau đây?

  • A. Thái Lan.
  • B. Việt Nam.
  • C. Cam-pu-chia.
  • D. Mi-an-ma.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động thông tin liên lạc của Hoa Kì?

  • A. Nhiều vệ tinh.
  • B. Có GPS toàn cầu.
  • C. Rất hiện đại.
  • D. Ít thay đổi.

Câu 20: Mối quan hệ giữa các quốc gia khi tiến hành toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa là

  • A. hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.
  • B. chỉ giữ quan hệ ngoại giao với các nước phát triển.
  • C. luôn giữ quan hệ hợp tác với vai trò trung lập.
  • D. bảo thủ, thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác