Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 9 Cắt may chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 Cắt may chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bản vẽ cắt may được vẽ trên giấy để làm gì?

  • A. Tạo mẫu rập của sản phẩm trong quá trình sản xuất. 
  • B. Cần thiết cho việc lắp ráp hoàn thành sản phẩm may mặc.
  • C. Thiết kế chi tiết từng bộ phận. 
  • D. Cắt trực tiếp các chi tiết sản phẩm. 

Câu 2: Đặc điểm của bản vẽ cắt may là gì?

  • A. Thể hiện tổng quát kiểu dáng, màu sắc của sản phẩm.
  • B. Thường sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mĩ thuật.
  • C. Được sử dụng để giới thiệu mẫu quần áo và các sản phẩm may mặc khác.
  • D. Sử dụng một số nét vẽ kĩ thuật để thể hiện các đường gấp vải, đường gióng, đường ghi kích thước, đường canh sợi, đường cắt hoặc đường may lắp ráp sản phẩm. 

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng về đặc điểm của bản vẽ cắt may?

  • A. Thể hiện đầy đủ hình dáng, kích thước, công thức tính của từng chi tiết hoặc nhóm chi tiết của sản phẩm may mặc
  • B. Sử dụng một số nét vẽ kĩ thuật để thể hiện các đường gấp vải, đường gióng, đường ghi kích thước, đường canh sợi, đường cắt hoặc đường may lắp ráp sản phẩm.
  • C. Được sử dụng để giới thiệu mẫu quần áo và các sản phẩm may mặc khác.
  • D. Được sử dụng để thiết kế các bộ phận của sản phẩm, sản xuất và kiểm tra các thông số của sản phẩm. 

Câu 4: Đặc điểm của trang phục tạo cảm giác thon gọn, cao lên là

  • A. kiểu áo và quần rộng.
  • B. kiểu áo kẻ sọc dọc. 
  • C. kiểu áo kẻ sọc ngang.
  • D. kiểu áo có nếp phồng. 

Câu 5: Đâu không phải là một trong các loại nét vẽ kĩ thuật được vận dụng để biểu thị các đường nét của sản phẩm trong bản vẽ cắt may?

  • A. Nét liền đậm. 
  • B. Nét gạch chấm mảnh. 
  • C. Nét ngang đậm. 
  • D. 5. Nét đứt mảnh.

Câu 6: Đặc điểm của trang phục tạo cảm giác đầy đặn, thấp xuống là

  • A. váy liền thân.
  • B. giày đế thấp.
  • C. thắt lưng nhỏ.
  • D. áo hoa văn nhỏ. 

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng về chữ số kích thước trong bản vẽ cắt may?

  • A. Thường dùng kiểu chữ thông dụng thẳng đứng hoặc nghiêng 75° so với đường ngang.
  • B. Trong bản vẽ, phải thống nhất một kiểu chữ.
  • C. Chữ số được ghi bên lề phải, nằm trên đường kích thước, theo phương của đường kích thước.
  • D. Dùng khổ chữ từ 1,8 mm trở lên.

Câu 8: Phong cách thời trang phù hợp với người lớn tuổi là

  • A. phong cách thể thao. 
  • B. phong cách tự do.
  • C. phong cách học đường.
  • D. phong cách cổ điển. 

Câu 9: Trang phục ở hình bên là trang phục của công việc nào? 

TRẮC NGHIỆM
  • A. Đầu bếp.
  • B. Bác sĩ.
  • C. Công nhân.
  • D. Giáo viên.

Câu 10: Một trong những tiêu chí để đánh giá cách lựa chọn kiểu dáng trang phục phù hợp với tính chất công việc là

  • A. người mặc thoải mái.
  • B. không đảm bảo an toàn khi làm việc.
  • C. trang phục luộm thuộm. 
  • D. người mặc tự ti, bất tiện. 

Câu 11: Phối hợp kiểu dáng áo rộng với

  • A. kiểu dáng quần rộng.
  • B. kiểu dáng quần ôm. 
  • C. chân váy rộng.
  • D. chân váy hoa. 

Câu 12: Xu hướng thời trang là gì? 

  • A. Là lựa chọn trang phục dựa trên cá tính, sở thích của cá nhân.
  • B. Là sự thay đổi về cách ăn mặc của nhiều người tại mọi thời điểm khác nhau. 
  • C. Là những biểu hiện của trang phục như kiểu dáng, màu sắc, chất liệu,… được nhiều người yêu thích tại một thời điểm, một khu vực nhất định. 
  • D. Là xu hướng liên quan đến sự phát triển của xã hội, được nhiều người yêu thích. 

Câu 13: Phối chân váy cầu kì, nhiều họa tiết với 

  • A. kiểu áo đơn giản.
  • B. kiểu áo nhiều họa tiết.
  • C. kiểu áo cầu kì.
  • D. kiểu áo nhiều chi tiết. 

Câu 14: Chất liệu bộ trang phục ở hình bên là 

TRẮC NGHIỆM
  • A. Vải sợi polyester. 
  • B. Vải denim. 
  • C. Vải chiffon. 
  • D. Vải cotton. 

Câu 15: Phối hợp phụ kiện với trang phục cần chú ý gì? 

  • A. Phụ kiện đồng bộ về cả màu sắc và kiểu dáng với trang phục.
  • B. Phụ kiện không đồng bộ với màu sắc và kiểu dáng trang phục.
  • C. Chỉ sử dụng một kiểu phụ kiện.
  • D. Phụ kiện sử dụng chỉ chọn một màu. 

Câu 16: Cách nào dưới đây là cách phối hợp hoa văn?

  • A. Phối hợp trang phục có hoa văn với trang phục có kiểu dáng rộng phù hợp với phong cách và thẩm mỹ của người mặc.
  • B. Phối trang phục có hoa văn với phụ kiện khác màu sắc và chân váy cầu kì, nhiều họa tiết. 
  • C. Phối hợp trang phục có hoa văn với trang phục may bằng vải trơn có màu giống với màu của  một trong những màu chính của hoa văn. 
  • D. Phối hợp trang phục có hoa văn với các kiểu dáng trang phục thoải mái, có nhiều họa tiết sinh động. 

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây của trang phục không tạo cảm giác đầy đặn, thấp xuống? 

  • A. Đường nét may cắt ngang thân.
  • B. Áo có nhiều lớp, dún.
  • C. Mặt vải bóng, thô, xốp.
  • D. Màu đậm tối. 

Câu 18: Chân váy là:

  • A. Sản phẩm may đơn giản thành một ống vải có chun ở một đầu ống, đầu kia xòe ra thành chân váy. 
  • B. Là một trong những loại trang phục có tuổi đời lâu nhất trong lịch sử loài người.
  • C. Loại trang phục ôm lấy thắt lưng, xuống dưới hông người mặc.
  • D. Trang phục từ thắt lưng (eo) của người mặc trở xuống. 

Câu 19: Biểu diễn đường trục, chỗ gấp đôi của vải sẽ được cắt đối xứng là:

  • A. Nét lượn sóng mảnh.
  • B. Nét liền đậm. 
  • C. Nét đứt mảnh. 
  • D. Nét gạch chấm mảnh.

Câu 20: Nét lượn sóng mảnh:

  • A. Biểu diễn đường bao khuất, đường cắt, đường gấp một phần vải.
  • B. Biểu diễn sự khác nhau về chi tiết của phần này với phần khác của sản phẩm.
  • C. Biểu diễn đường trục, chỗ gấp đôi của vải sẽ được cắt đối xứng.
  • D. Thể hiện đường giới hạn của phần sản phẩm được vẽ. 

Câu 21: Quan sát hình bên và cho biết đây là loại tạp dề nào?

TRẮC NGHIỆM
  • A. Tạp dề thắt lưng ngắn.
  • B. Tạp dề thắt lưng dài.
  • C. Tạp dề yếm.
  • D. Tạp dề yếm dài.

Câu 22: Bản vẽ kiểu có đặc điểm gì?

  • A. Sử dụng một số nét vẽ kĩ thuật để thể hiện các đường gấp vải, đường gióng, đường ghi kích thước, đường canh sợi, đường cắt hoặc đường may lắp ráp sản phẩm. 
  • B. Được sử dụng để thiết kế các bộ phận của sản phẩm, sản xuất và kiểm tra các thông số của sản phẩm.
  • C. Thể hiện tổng quát kiểu dáng, màu sắc của sản phẩm.
  • D. Thể hiện đầy đủ hình dáng, kích thước, công thức tính của từng chi tiết hoặc nhóm chi tiết của sản phẩm may mặc. 

Câu 23: Trong bản vẽ cắt may, một số loại nét vẽ kĩ thuật được vận dụng để:

  • A. Biểu thị các đường nét của sản phẩm.
  • B. Thể hiện đường giới hạn của phần sản phẩm được vẽ.
  • C. Biểu diễn sự khác nhau về chi tiết của phần này với phần khác của sản phẩm.
  • D. Biểu diễn đường bao thấy, đường may nhìn thấy. 

Câu 24: Cách đo vòng eo chân váy lưng thun được thực hiện như thế nào?

  • A. Đo vòng quanh eo, tại vị trí ngang bằng rốn 2 cm.
  • B. Đo vòng quanh eo, tại vị trí trên rốn 2 cm.
  • C. Đo vòng quanh eo, tại vị trí dưới rốn 2 cm. 
  • D. Đo vòng quanh eo. 

Câu 25: Trong bản vẽ, phải thống nhất:

  • A. Một khổ chữ. 
  • B. Một màu mực.
  • C. Một loại bút vẽ. 
  • D. Một kiểu chữ. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác