Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 8 kết nối tri thức giữa học kì 1 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 8 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Từ khổ giấy A2 muốn có khổ giấy nhỏ hơn là khổ giấy A3 ta làm như thế nào?
A. Chia đôi chiều dài khổ giấy.
- B. Chia đôi khổ giấy.
- C. Chia đôi chiều rộng khổ giấy.
- D. Cả B và C đều đúng.
Câu 2: Đâu là tỉ lệ thu nhỏ trong các tỉ lệ sau?
A. 1 : 2
- B. 5 : 1
- C. 1 : 1
- D. 5 : 2
Câu 3: Khổ giấy A4 có kích thước tính theo mm là:
- A. 420 × 210
- B. 279 × 297
- C. 420 × 297
D. 297 × 210
Câu 4: Trên bản vẽ kĩ thuật hình chiếu bằng nằm ở vị trí:
- A. Bên trái hình chiếu đứng
- B. Bên phải hình chiếu đứng
- C. Trên hình chiếu đứng
D. Dưới hình chiếu đứng
Câu 5: Hình chiếu bằng của hình lăng trụ tam giác đều là hình gì?
A. Hình tam giác đều
- B. Hình tam giác cân
- C. Hình chữ nhật
- D. Hình vuông
Câu 6: Bản vẽ chi tiết thuộc
A. Bản vẽ cơ khí
- B. Bản vẽ xây dựng
- C. Bản vẽ lắp
- D. Bản vẽ nhà
Câu 7: Tại sao khi lập bản vẽ chi tiết phải nghiên cứu, đọc tài liệu có liên quan?
- A. Để hiểu công dụng chi tiết
- B. Để hiểu yêu cầu kĩ thuật của chi tiết
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 8: Phần nào trong bản vẽ thể hiện đầy đủ hình dạng của chi tiết?
- A. Khung tên
B. Hình biểu diễn
- C. Kích thước
- D. Yêu cầu kĩ thuật
Câu 9: Trong bản vẽ lắp thể hiện mấy nội dung?
- A. 2
- B. 3
C. 4
- D. 5
Câu 10: Trình tự đọc bản vẽ lắp?
- A. Hình biểu diễn → Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp
- B. Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp
C. Khung tên → Bảng kê → Hình biểu diễn → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp
- D. Khung tên → Kích thước → Bảng kê → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp
Câu 11: Đâu là nội dung của bản vẽ lắp?
A. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước
- B. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
- C. Khung tên, các hình biểu diễn, kích thước
- D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
Câu 12: Bản vẽ nhà là loại bản vẽ nào:
A. Bản vẽ xây dựng
- B. Bản vẽ cơ khí
- C. Bản vẽ chi tiết
- D. Cả 3 phương án trên
Câu 13: Khi đọc bản vẽ nhà, sau khi đọc nội dung ghi trong khung tên ta cần làm gì ở bước tiếp theo?
A. Phân tích hình biểu diễn
- B. Phân tích kích thước của ngôi nhà
- C. Xác định kích thước của ngôi nhà
- D. Xác định các bộ phận của ngôi nhà
Câu 14: Mặt đứng biểu diễn:
- A. Hình dạng, vị trí, kích thước các phòng
B. Hình dạng bên ngoài của ngôi nhà
- C. Hình dạng, kích thước các tầng theo chiều cao
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 15: Đâu không phải tính chất kim loại màu?
A. Khả năng chống ăn mòn thấp
- B. Đa số có tính dẫn nhiệt
- C. Dẫn điện tốt
- D. Có tính chống mài mòn
Câu 16: Theo tính chất, chất dẻo được chia ra làm các loại nào?
- A. Chất dẻo nhiệt, chất dẻo nhiệt rắn, cao su nhân tạo
- B. Chất dẻo nhiệt, cao su nhân tạo
C. Chất dẻo nhiệt, chất dẻo nhiệt rắn
- D. Chất dẻo nhiệt rắn, cao su nhân tạo
Câu 17: Đâu là sản phẩm làm từ chất dẻo nhiệt?
A. túi nhựa, chai nhựa
- B. Chi tiết máy: lớp lót ống, trục bánh xe
- C. săm, lốp
- D. chất thay thế chống vỡ
Câu 18: Tỉ số truyền i > 1 thì
A. Truyền động giảm tốc
- B. Truyền động tăng tốc
- C. Truyền động đẳng tốc
- D. Đáp án khác
Câu 19: Cấu tạo bộ truyền động đai không có bộ phận nào ?
A. Bánh răng
- B. Bánh dẫn
- C. Bánh bị dẫn
- D. Dây đai
Câu 20: Cơ cấu tay quay – con trượt thuộc cơ cấu:
A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
- B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay
- C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc
- D. Biến chuyển dộng lắc thành chuyển động quay
Bình luận