Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 7 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong chăn nuôi gà thịt, khi nào thì nên thay lớp độn chuồng và làm tổng vệ sinh nền chuồng?

  • A. Sau khi nuôi được 1 tháng.
  • B. Sau khi nuôi được 2 tháng.
  • C. Sau khi nuôi được 3 tháng.
  • D. Sau mỗi lứa gà.

Câu 2: Khi dùng thuốc để trị bệnh cho gà cần tuân thủ mấy nguyên tắc?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 3: Trong các nhóm thức ăn sau đây, sử dụng nhóm thức ăn nào cho gà là đảm bảo đủ chất dinh dưỡng?

  • A. Gạo, thóc, ngô, khoai lang, bột cá
  • B. Rau muống, cơm nguội, ngô, thóc, rau bắp cải
  • C. Ngô, bột cá, rau xanh, khô dầu lạc,cám gạo
  • D. Bột ngô, rau xanh, cám gạo, cơm nguội, khoai lang

Câu 4: Nêu những điều kiện tối thiểu đối với chuồng nuôi gà thịt?

  • A. Càng kín càng tốt, mát về mùa đông, ấm về mùa hè.
  • B. Có độ ẩm cao, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
  • C. Thông thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
  • D. Có độ ẩm thấp, mát về mùa đông, ấm về mùa hè.

Câu 5: Gà dưới 1 tháng tuổi thì cần cho ăn loại thức ăn?  

  • A. Thức ăn giàu chất đạm
  • B. Thức ăn giàu chất béo
  • C. Thức ăn giàu chất khoáng
  • D. Thức ăn giàu vitamin

Câu 6: Yêu cầu khi chăm sóc vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn mang thai là?

  • A. Không quá béo, không quá gầy
  • B. Khỏe mạnh để nuôi thai, có nhiều sữa và con sinh ra khỏe mạnh
  • C. Gia súc mẹ có nhiều sữa và chất lượng sữa tốt, cơ thể mẹ khỏe mạnh sau kì sinh sản.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Khi nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non cần lưu ý những điều nào?

  1. Giữ ấm cho vật nuôi, chăm sóc chu đáo.
  2. Chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng, yên tĩnh.
  3. Cho con bú sữa đầu càng sớm càng tốt.
  4. Cho vật nuôi non chịu rét chịu lạnh vào mùa đông để tăng sức đề kháng.
  5. Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc ánh nắng.
  6. Tránh để vật nuôi tắm nắng vì có hại cho da.
  7. Tập cho vật nuôi non ăn sớm thức ăn đủ chất dinh dưỡng. 
  • A. (1), (2), (4), (5), (6)
  • B. (2), (3), (4), (5), (7)
  • C. (1), (2), (3), (5), (7)
  • D. (1), (2), (3), (6), (7)

Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là việc chính trong chăm sóc vật nuôi đực giống?

  • A. Kiểm tra thân nhiệt hằng ngày.
  • B. Cho con vật vận động.
  • C. Tiêm vaccine và vệ sinh phòng bệnh.
  • D. Kiểm tra thể trọng và tinh dịch.

Câu 9: Việc chăn nuôi đực giống đem lại lợi ích gì?

  • A. cho ra nhiều con giống tốt nhất.
  • B. nhanh lớn, nhiều nạc.
  • C. càng béo càng tốt.
  • D. nhanh lớn, khoẻ mạnh.

Câu 10: Ý nào dưới đây là một trong những yêu cầu cần đạt khi nuôi dưỡng và chăm sóc gia cầm giai đoạn đẻ trứng?

  • A. Con vật lớn nhanh và cho nhiều thịt.
  • B. Gia cầm có năng suất và sức bền đẻ trứng cao.
  • C. Cho chất lượng thịt tốt.
  • D. Có khả năng thụ thai cao. 

Câu 11: Để vật nuôi đực giống có khả năng phối giống tốt và cho ra đời sau có chất lượng cao thi cần phải chọn lọc kĩ và quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc đực giống cần chú ý những biện pháp nào?  

  • A. Cho ăn vừa đủ để chúng không quá béo, quá gầy
  • B. Tắm chải và vận động thường xuyên.
  • C. Khai thác tinh hay cho giao phối khoa học.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Địa phương nào ở nước ta nuôi tôm hùm?

  • A. Khánh Hòa
  • B. Phú Yên
  • C. Ninh Thuận
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13: Cho các dấu hiệu sau ở gà: bỏ ăn, hay nằm, sã cánh, ngoẹo cổ, diều nhão, uống nhiều nước, chảy nước dãi, phân trắng. Qua kiến thức được học, em có thể thấy gà có thể đã mắc bệnh:

  • A. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
  • B. Bệnh cúm gà.
  • C. Bệnh dịch tả gà.
  • D. Bệnh tiêu chảy.

Câu 14: Thức ăn cho gà cần đủ mấy nhóm dinh dưỡng?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 15: Khi cúm gà con, cần bỏ quây để gà đi lại tự do vào thời gian nào là phù hợp nhất?

  • A. Sau từ 1 đến 2 tuần tuổi.
  • B. Sau từ 2 đến 3 tuần tuổi.
  • C. Sau từ 3 đến 4 tuần tuổi.
  • D. Sau khoảng 8 tuần tuổi.

Câu 16: Gà bị mắc bệnh tiêu chảy thường có những biểu hiện:

  • A. Ăn ít, ủ rũ, phân lỏng, màu sanh hoặc trắng
  • B. Bỏ ăn, sã cánh, uống nhiều nước, chảy nước dãi, gầy nhanh
  • C. Sốt cao, uống nhiều nước, khó thở, xuất huyết da chân
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17: Rừng phòng hộ đem lại ích lợi gì cho cuộc sống của con người?

  • A. Sử dụng để nuôi các loại động thực vật quý hiếm nhằm khai thác lâu dài.
  • B. Sử dụng để sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
  • C. Sử dụng để bảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật; bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch và nghiên cứu.
  • D. Sử dụng để bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường.

Câu 18: Vai trò của rừng được thể hiện trong hình a là:

  • A. Giữ ấm.
  • B. Cung cấp oxy.
  • C. Làm đồ dùng trong nhà.
  • D. Nơi trú cho động vật.

Câu 19: Vai trò của rừng được thể hiện trong hình b là:

  • A. Chắn gió, ngăn cản cát xa bờ.
  • B. Lấy gỗ.
  • C. Làm đồ dùng trong nhà.
  • D. Nơi trú cho động vật.

Câu 20: Một trong những biện pháp giúp phòng bệnh cho tôm, cá nuôi là?

  • A. Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kĩ thuật.
  • B. Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng.
  • C. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá.
  • D. Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.

Câu 21: Sản phẩm nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp công nghiệp?

  • A. Nước mắm.
  • B. Mắm tôm.
  • C. Cá hộp.
  • D. Tôm chua.

Câu 22: Một trong những biện pháp chính để bảo vệ môi trường chăn nuôi là

  • A. quy hoạch, đưa trại chăn nuôi ra xa khu dân cư.
  • B. vệ sinh chuồng nuôi, đưa chất thải chăn nuôi xuống ao hoặc sông, hồ.
  • C. vứt xác vật nuôi bị chết ra bãi rác.
  • D. cho chó, mèo đi vệ sinh ở các bãi cỏ hoặc ven đường.

Câu 23: Xác định đâu là nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta? 

  • A. Phát triển chăn nuôi toàn diện.
  • B. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
  • C. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 24: Trong các sản phẩm chăn nuôi sau đây, sản phẩm nào không phải của vịt?

  • A. Sữa.
  • B. Thịt.
  • C. Trứng.
  • D. Lông.

Câu 25: Theo em, việc làm hàng rào bảo vệ sau khi trồng rừng nhằm mục đích chính nào sau đây?

  • A. Bảo vệ cây rừng không bị các loại sâu, bệnh phá hại
  • B. Bảo vệ cây rừng không bị các loại động vật gây hại
  • C. Bảo vệ cây rừng không bị gió làm đổ
  • D. Bảo vệ cây rừng không bị con người phá hại

Câu 26: Cho các bước trong kĩ thuật trồng rừng bằng cây con có bầu như sau:

a) Rạch bỏ vỏ bầu

b) Tạo lỗ trong hố đất có chiều sâu lớn hơn chiều cao của bầu

c) Lấp và nén đất lần 1

d) Vun gốc

e) Lấp và nén đất lần 2

g) Đặt bầu vào lỗ trong hố 

Thứ tự đúng của các bước là:

  • A. b - a - c - e - d - g
  • B. b - a - g - c - e - d
  • C. a - b - d - g - c - e
  • D. d - b - a - g - c - d

Câu 27: Biện pháp quan trọng bảo tồn rừng đặc dụng là:

  • A. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn quốc gia
  • B. bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có
  • C. đảm bảo duy trì và phất triển diện tích rừng
  • D. trồng rừng

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác