Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 7 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm:

  • A. Thực vật rừng và động vật rừng.
  • B. Đất rừng và thực vật rừng.
  • C. Đất rừng và động vật rừng. 
  • D. Sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác.

Câu 2: Đâu là khái niệm về rừng đúng nhất?

  • A. Là một hệ sinh thái bao gồm hệ thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng.
  • B. Là một hệ sinh thái bao gồm hệ thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó hệ thực vật là thành phần chính của rừng.
  • C. Là loại rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
  • D. Đáp án khác.

Câu 3: Có bao nhiêu loại rừng?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 4: Chọn phát biểu đúng trong số phát biểu dưới đây:

  • A. Trồng rừng bằng cây con có bầu chỉ phù hợp với các loài cây có bộ rễ phát triển, phục hồi nhanh như tràm, đước, …
  • B. Trồng rừng bằng cây con rễ trần tiết kiệm được công chăm sóc
  • C. Trồng rừng bằng hạt ít bị ảnh hưởng bởi chim, kiến hoặc thời tiết bất lợi
  • D. Trồng rừng bằng cây con có bầu có tỉ lệ sống thấp

Câu 5: Ý nghĩa của việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng là gì?

  • A. Giúp cây con có khả năng chịu khô hạn
  • B. Giúp cây con có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển nhanh
  • C. Giúp cây con không bị sâu, bệnh hại
  • D. Giúp cho rễ của cây con cắm chắc vào đất

Câu 6: Theo em, việc làm hàng rào bảo vệ sau khi trồng rừng nhằm mục đích chính nào sau đây?

  • A. Bảo vệ cây rừng không bị các loại sâu, bệnh phá hại
  • B. Bảo vệ cây rừng không bị các loại động vật gây hại
  • C. Bảo vệ cây rừng không bị gió làm đổ
  • D. Bảo vệ cây rừng không bị con người phá hại

Câu 7: Từ chất thải vật nuôi, người ta thường có thể sản xuất ra sản phẩm nào sau đây?

  • A. Khí sinh học (biogas).
  • C. Nguyên liệu cho ngành dệt may.
  • B. Vật liệu xây dựng.
  • D. Thức ăn chăn nuôi.

Câu 8: Đâu là ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi? 

  • A. Kĩ sư chăn nuôi
  • B. Bác sĩ thú y
  • C. Kĩ sư trồng trọt
  • D. Cả A và B đúng

Câu 9: Nuôi bò không thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây?

  • A. Sữa.
  • B. Thịt.
  • C. Trứng.
  • D. Da.

Câu 10: Hoạt động nào trong chăn nuôi dưới đây có thể gây ô nhiễm môi trường?

  • A. Xây hầm biogas để xử lí chất thải cho các trang trại chăn nuôi.
  • B. Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.
  • C. Thu chất thải để ủ làm phân hữu cơ.
  • D. Thả rông vật nuôi, nuôi vật nuôi dưới gầm nhà sàn.

Câu 11: Đâu là định nghĩa đúng về giống vật nuôi?

Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung ...(1)..., ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ....(2)... và sức sản xuất. 

  • A. (1) nguồn gốc, (2) ngoại hình.
  • B. (1) nguồn gốc, (2) phẩm chất.
  • C. (1) nguồn sản xuất, (2) khả năng.
  • D. (1) nguồn sản xuất, (2) hiệu suất.

Câu 12: Yêu cầu nào dưới đây là không chính xác khi chăn nuôi đực giống?

  • A. Cân nặng vừa đủ.
  • B. Sức khoẻ tốt nhất.
  • C. Cho tinh dịch tốt về số lượng và chất lượng.
  • D. Càng to béo càng tốt.

Câu 13: Khi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt thì vật nuôi sẽ như thế nào?

1. Khoẻ mạnh, lớn nhanh.

2. Ít bệnh tật.

3. Cho nhiều sản phẩm (thịt, trứng, sữa,...) với chất lượng cao.

4. Giảm sức đề kháng.

5. Được đảm bảo phúc lợi động vật.

  • A. 1, 2, 3, 4
  • B. 1, 2, 4, 5
  • C. 1, 2, 3, 5
  • D. 1, 2, 3, 4, 5

Câu 14: Đâu có thể là một trong những nguyên nhân gây dịch bệnh cho vật nuôi?

  • A. Chuồng trại không hợp vệ sinh.
  • B. Không cho vật nuôi tiếp xúc với nguồn bệnh.
  • C. Tiêm phòng vaccine đầy đủ cho vật nuôi.
  • D. Cho vật nuôi ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Câu 15: Các bệnh có thể lây lan nhanh thành dịch, làm chết nhiều vật nuôi thường có nguyên nhân chính là

  • A. do thời tiết không phù hợp.
  • B. do vi khuẩn và virus.
  • C. do thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
  • D. do chuồng trại không phù hợp.

Câu 16: Vì sao chúng ta cần phải biết được nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi?

  • A. Nhằm xác định được phương pháp phòng và trị bệnh phù hợp.
  • B. Nhằm xác định được phương pháp nuôi dưỡng phù hợp.
  • C. Nhằm xác định được phương pháp chăm sóc phù hợp.
  • D. Nhằm xác định được phương pháp nâng cao năng suất chăn nuôi.

Câu 17: Trong chăn nuôi gà thịt, khi nào thì nên thay lớp độn chuồng và làm tổng vệ sinh nền chuồng?

  • A. Sau khi nuôi được 1 tháng.
  • B. Sau khi nuôi được 2 tháng.
  • C. Sau khi nuôi được 3 tháng.
  • D. Sau mỗi lứa gà.

Câu 18: Trong các nhóm thức ăn sau đây, sử dụng nhóm thức ăn nào cho gà là đảm bảo đủ chất dinh dưỡng?

  • A. Gạo, thóc, ngô, khoai lang, bột cá
  • B. Rau muống, cơm nguội, ngô, thóc, rau bắp cải
  • C. Ngô, bột cá, rau xanh, khô dầu lạc,cám gạo
  • D. Bột ngô, rau xanh, cám gạo, cơm nguội, khoai lang

Câu 19: Thủy sản không đem lại điều gì dưới đây?

  • A. Cung cấp thực phẩm cho con người.
  • B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
  • C. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.
  • D. Tạo thêm công việc cho người lao động.

Câu 20: Đâu không phải một trong những biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?

  • A. Quản lí tốt chất thải, nước thải
  • B. Thực hiện tốt biện pháp quản lí, chăm sóc ao nuôi, phòng dịch bệnh.
  • C. Sử dụng kháng sinh, hóa chất đều đặn.
  • D. Khuyến khích các hộ nuôi trồng tăng cường áp dụng tiến bộ kĩ thuật.

Câu 21: Ngành thủy sản đem lại lợi ích gì trong đời sống con người?

  • A. Cung cấp thực phẩm cho con người
  • B. Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, chăn nuôi
  • C. Xuất khẩu thủy sản
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22: Cách nào sau đây đúng khi muốn thả cá giống vào ao?

  • A. Ngâm túi đựng cá giống trong nước ao từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.
  • B. Đổ cả túi cá xuống ao cùng lúc.
  • C. Bắt từng con cá giống thả xuống ao.
  • D. Ngâm túi đựng cá giống trong nước sục oxygen từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.

Câu 23: Có thể áp dụng hình thức nào để thu hoạch cá?

  • A. Thu tỉa
  • B. Thu toàn bộ
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 24: Điền vào chỗ trống đáp án thích hợp: Đối với nước ao nuôi cá, nước ...(1).... cũng không tốt cho ao nuôi, nước ...(2)... làm ảnh hưởng đến mang cá và khả năng bắt mồi.

  • A. (1) quá đục, (2) quá trong
  • B. (1) quá bẩn, (2) quá đục
  • C. (1) quá trong, (2) quá đục
  • D. (1) quá sạch, (2) quá trong

Câu 25: Trong nuôi cá thương phẩm, thời điểm thích hợp để cho cá ăn hai lần hàng ngày nên rơi vào tầm:

  • A. 6 - 7 giờ sáng và 1 - 2 giờ chiều. 
  • B. 7- 8 giờ sáng và 2 - 3 giờ chiều.
  • C. 8 - 9 giờ sáng và 3 - 4 giờ chiều. 
  • D. 9- 10 giờ sáng và 4- 5 giờ chiều.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác