Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 7 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi trồng cây con, ta cần phải làm gì để cây có thể đứng vững?

  • A. bón phân cho cây ngay sau khi trồng.
  • B. vun gốc ngay sau khi trồng.
  • C. đào hố thật sâu.
  • D. trồng cây với mật độ thật dày.

Câu 2: Hình thức gieo hạt thường được áp dụng đối với nhóm cây trồng nào sau đây?

  • A. Cây công nghiệp. 
  • B. Cây ăn quả.
  • C. Cây lương thực (lúa, ngô). 
  • D. Cây lấy gỗ.

Câu 3: Có mấy hình thức gieo trồng chính?

  • A. 1. 
  • B. 2.
  • C. 3. 
  • D. 4.

Câu 4: Nếu cây mọc quá thưa, ta cần?

  • A. Tỉa cây. 
  • B. Tưới cây.
  • C. Dặm cây. 
  • D. Chặt cây.

Câu 5: Mục đích của việc dặm cây trong trồng trọt là?

  • A. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
  • B. Loại bỏ các cây trồng bị sâu, bệnh.
  • C. Đảm bảo mật độ cây trồng trên đồng ruộng.
  • D. Nâng cao chất lượng nông sản.

Câu 6: Có mấy phương pháp gieo giống?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 7: Đáp án nào dưới đây gồm chỉ toàn cây công nghiệp?

  • A. Chè, cà phê, cao su. 
  • B. Bông, hồ tiêu, vải.
  • C. Hoa hồng, hoa lan, hoa cúc.  
  • D. Bưởi, nhãn, chôm chôm.

Câu 8: Khi gieo trồng cần đảm bảo yêu cầu về:

  • A. Thời vụ
  • B. Mật độ
  • C. Khoảng cách và độ nông sâu
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9: Cách bón phân nào sau đây không được dùng để bón phân lót cho

cây trồng?

  • A. Rắc đều phân lên mặt ruộng.
  • B. Bón phân theo hàng.
  • C. Bón phân theo hố trồng cây.
  • D. Pha loãng với nước rồi tưới vào gốc cây.

Câu 10: Ý nghĩa của thành phần khí của đất là gì?

  • A. Hoà tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ.
  • B. Cung cấp khí oxygen cho cây trồng.
  • C. Cung cấp khí nitrogen cho cây trồng.
  • D. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng.

Câu 11: Đâu không phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt?

  • A. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu
  • B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người
  • C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường
  • D. Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà

Câu 12: Trong các phương án dưới đây, đâu là thứ tự đúng khi làm đất trồng cây? 

  • A. Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất → Lên luống.
  • B. Cày đất → Lên luống → Bừa hoặc đập nhỏ đất.
  • C. Bừa hoặc đập nhỏ đất → Cày đất → Lên luống.
  • D. Lên luống → Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất.

Câu 13: Cho một vài đặc điểm sau:

- Gồm các sinh vật sống trong đất và xác động. thực vật và vi sinh vật đã chết

- Xác động, thực vật bị phân hủy thành chất hữu cơ đơn giân và chất khoáng

- Tổng hợp nên các chất mùn

Những đặc điểm nào có ở thành phần chất hữu cơ của đất?

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3

Câu 14: Ở Việt Nam có mấy phương thức trồng trọt phổ biến?

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 1

Câu 15: Để việc phòng trừ sâu, bệnh hại đạt hiệu quả, cần phải đảm bảo những

nguyên tắc nào sau đây? 

  • A. Phòng là chính.
  • B. Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
  • C. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
  • D. Cả ba đáp án trên 

Câu 16: Có mấy nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 17: Mô tả nào sau đây là của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh thủ công?

  • A. Thay giống cũ bằng giống mới có khả năng kháng sâu, bệnh hại.
  • B. Vệ sinh đồng ruộng.
  • C. Sử dụng các sinh vật có lợi (ong mắt đỏ, bọ rùa,...) để tiêu diệt sâu hại.
  • D. Dùng bảy đèn, bả độc để diệt sâu hại.

Câu 18: Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học phòng trừ sâu và bệnh hại cần

đảm bảo các yêu cầu nào sau đây? 

1. Sử dụng đúng loại thuốc.

2. Sử dụng nồng độ thấp để tiết kiệm thuốc và tránh ô nhiễm môi trường.

3. Lúc đầu sử dụng nồng độ thấp, sau đó giảm dần nồng độ.

4. Đảm bảo thời gian cách li đúng quy định.

5. Không phun ngược chiều gió.

6. Sử dụng đúng nồng độ và liều lượng.

  • A. 1,4,5,6
  • B. 2,3,4,6
  • C. 1,2,4,6
  • D. 1,2,5,6

Câu 19: Hạt giống đem gieo trồng phải đạt các tiêu chí:

  • A. Tỷ lệ hạt nãy mầm cao.
  • B. Không có sâu, bệnh.
  • C. Kích thước hạt to.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 20: Ta có thể biết cây có dấu hiệu bị thiếu nước thông qua:

  • A. Lá cây bị vàng úa. 
  • B. Lá cây bị rụng.
  • C. Lá cây bị héo. 
  • D. Lá cây bị đốm.

Câu 21: Vì sao mỗi loại cây trồng lại có phương pháp thu hoạch khác nhau?

  • A. Do đặc điểm của từng loại cây trồng và sở thích thu hoạch của người
  • B. Do đặc điểm của từng loại cây trồng và nhu cầu sử dụng sản phẩm của
  • C. Do nhu cầu sử dụng sản phẩm của con người và giá thành của sản phẩm.
  • D. Do nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu của sản phẩm cây trồng.

Câu 22: Bón phân thúc cho cây trồng có vai trò nào sau đây?

  • A. Bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn sinh trưởng,
  • B. Ngăn ngừa sự phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng.
  • C. Ngăn ngừa sự phát triển của cỏ dại.
  • D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Câu 23: Khi đào hố trồng cây trên đất dốc, cần lưu ý đến loại kích thước hố nào?

  • A. Kích thước chiều rộng của hố
  • B. Kích thước chiều sâu của hố
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 24: Có bao nhiêu bước nhân giống bằng phương pháp giâm cành?

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 5
  • D. 7

Câu 25: Để việc phòng trừ sâu, bệnh hại đạt hiệu quả, cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào sau đây? 

  • A. Phòng là chính.
  • B. Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
  • C. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
  • D. Cả ba đáp án trên 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác