Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 7 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sắp xếp các bước theo thứ tự đúng của quá trình giâm cành cho cây hoa:
A. Chọn cành giâm, cắt cành giâm, xử lí cành giâm, cắm cành giâm, chăm sóc cành giâm.
- B. Cắt cành giâm, xử lí cành giâm, chăm sóc cành giâm, cắm cành giâm.
- C. Chọn cành giâm, xử lí cành giâm, cắt cành giâm, cắm cành giâm, chăm sóc cành giâm.
- D. Cắt cành giâm, chọn cành giâm, chăm sóc cành giâm, xử lí cành giâm, cắm cành giâm.
Câu 2: Đâu không phải hình thức nhân giống vô tính ở cây trồng.
- A. Nhân giống khoai lang bằng dây
- B. Nhân giống khoai tây bằng củ
C. Nhân giống ngô bằng hạt
- D. Nhân giống xoài bằng phương pháp ghép
Câu 3: Đâu là quy trình bảo quản thóc đúng?
A. Thu hoạch => làm sạch => phân loại => làm khô => bảo quản.
- B. Thu hoạch => phân loại => làm khô => làm sạch => bảo quản.
- C. Thu hoạch => làm khô => làm sạch => phân loại => bảo quản.
- D. Thu hoạch => bảo quản => làm sạch => làm khô => phân loại.
Câu 4: Ngoài những phương pháp đã nêu trong SGK, hiện nay người ta còn sử dụng những phương pháp bảo quản nào:
- A. Để trong tủ kính
- B. Để trong ngăn bàn
- C. Chế biến thành chất khác
D. Nghiền thành bột mịn
Câu 5: Vải, nhãn, dứa, cam, ổi,... sử dụng phương pháp chế biến nào dưới đây:
A. Chế biến bằng phương pháp sấy khô, để lạnh
- B. Chế biến và bảo quản ở điều kiện thường/ bảo quản lạnh
- C. Chế biến bằng phương pháp sấy khô/ nghiền thành bột
- D. Chế biến bằng phương pháp sấy khô
Câu 6: Có mấy phương pháp gieo giống?
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 7: Có mấy hình thức gieo trồng chính?
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 8: Khi gieo trồng cần đảm bảo yêu cầu về:
- A. Thời vụ
- B. Mật độ
- C. Khoảng cách và độ nông sâu
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9: Cách bón phân nào sau đây không được dùng để bón phân lót cho cây trồng?
- A. Rắc đều phân lên mặt ruộng.
- B. Bón phân theo hàng.
- C. Bón phân theo hố trồng cây.
D. Pha loãng với nước rồi tưới vào gốc cây.
Câu 10: Việc cày đất có ý nghĩa:
- A. Làm nhỏ đất
B. Làm xáo trộn lớp đất mặt.
- C. Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11: Đâu không phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt?
- A. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu
- B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người
- C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường
D. Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà
Câu 12: Trong các phương án dưới đây, đâu là thứ tự đúng khi làm đất trồng cây?
A. Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất → Lên luống.
- B. Cày đất → Lên luống → Bừa hoặc đập nhỏ đất.
- C. Bừa hoặc đập nhỏ đất → Cày đất → Lên luống.
- D. Lên luống → Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất.
Câu 13: Trồng trọt ở Việt Nam có thể đem lại những triển vọng gì?
- A. Phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực.
- B. Áp dụng phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- C. Nông dân sáng tạo, ham học hỏi giúp nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14: Ở Việt Nam có mấy phương thức trồng trọt phổ biến?
- A. 4
- B. 2
C. 3
- D. 1
Câu 15: Trồng trọt cung cấp nguyên liệu cho:
- A. Công nghiệp chế biến thực phẩm
- B. Dược phẩm
- C. Mĩ phẩm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16: Đáp án nào dưới đây gồm chỉ toàn cây công nghiệp?
A. Chè, cà phê, cao su.
- B. Bông, hồ tiêu, vải.
- C. Hoa hồng, hoa lan, hoa cúc.
- D. Bưởi, nhãn, chôm chôm.
Câu 17: Khi gieo trồng cần phải đảm bảo đúng các yêu cầu nào sau đây?
A. Thời vụ, Phân bón, Khoảng cách, Độ nông sâu.
- B. Thời vụ, Phân bón, Thuốc bảo vệ thực vật, Mật độ.
- C. Thời vụ, Phân bón, Mật độ, Khoảng cách.
- D. Thời vụ, Phân bón, Thuốc bảo vệ thực vật, Độ nông sâu.
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây không đúng:
- A. Làm cỏ giúp giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại với cây trồng.
- B. Làm cỏ giúp hạn chế nơi trú ẩn của sâu, bệnh hại.
C. Làm cỏ giúp tăng độ ẩm cho đất.
- D. Vun gốc giúp cây trồng đứng vững.
Câu 19: Chăm sóc cây trồng gồm những công việc gì?
A. Tỉa, dặm cây; Làm cỏ, vun xới; Bón phân thúc; Tưới tiêu nước.
- B. Tỉa, dặm cây; Làm cỏ, vun xới; Gieo hạt, trồng cây con; Cày đất, lên luống.
- C. Tỉa, dặm cây; Làm cỏ, vun xới; Gieo hạt, trồng cây con; Bón phân thúc;
- D. Tỉa, dặm cây; Làm cỏ, vun xới; Bón phân thúc; Cày đất, lên luống.
Câu 20: Sử dụng loại phân gì để bón thúc?
- A. Phân hữu cơ hoại mục
- B. Phân hóa học
C. Cả A và B đều đúng
- D. Không sử dụng phân
Câu 21: Vì sao mỗi loại cây trồng lại có phương pháp thu hoạch khác nhau?
A. Do đặc điểm của từng loại cây trồng và sở thích thu hoạch của người
- B. Do đặc điểm của từng loại cây trồng và nhu cầu sử dụng sản phẩm của
- C. Do nhu cầu sử dụng sản phẩm của con người và giá thành của sản phẩm.
- D. Do nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu của sản phẩm cây trồng.
Câu 22: Nên bón phân lót cho cây ăn quả bằng loại phân nào?
- A. Phân chuồng ủ hoai
- B. Phân hoá học là đủ
C. Phân hữu cơ kết hợp phân hoá học
- D. Phân hữu cơ và phân vi lượng
Câu 23: Khi đào hố trồng cây trên đất dốc, cần lưu ý đến loại kích thước hố nào?
- A. Kích thước chiều rộng của hố
- B. Kích thước chiều sâu của hố
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 24: Có bao nhiêu bước nhân giống bằng phương pháp giâm cành?
- A. 1
- B. 3
C. 5
- D. 7
Câu 25: Tiêu chuẩn chọn cành giâm là
- A. cành non, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
- B. cành già, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
C. cành bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
- D. cành non hoặc bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
Bình luận