Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 7 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tiêu chuẩn chọn cành giâm là 

  • A. cành non, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
  • B. cành già, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
  • C. cành bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
  • D. cành non hoặc bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.

Câu 2: Hãy nêu bước đầu tiên của nhân giống bằng phương pháp giâm cành?

  • A. Cắt cành giâm
  • B. Chọn cành giâm
  • C. Xử lí cành giâm
  • D. Cắm cành giâm

Câu 3: Yêu cầu khi thu hoạch sản phẩm trồng trọt là:

  • A. Đúng lúc
  • B. Nhanh, gọn
  • C. Cẩn thận
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Con người thường thu hoạch khoai tây, khoai lang bằng phương pháp 

  • A. hái. 
  • B. cắt. 
  • C. xúc. 
  • D. đào.

Câu 5: Lạc (đậu phông), sắn (khoai mì) thường thu hoạch bằng phương pháp 

  • A. tuốt. 
  • B. nhổ. 
  • C. cắt. 
  • D. chặt.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là một trong những yêu cầu khi thu hoạch sản phẩm trồng trọt?

  • A. Áp dụng phương pháp thu hoạch phù hợp đối với từng loại cây trồng.
  • B. Nhanh gọn, cẩn thận.
  • C. Thu hoạch hết sản phẩm cùng một thời điểm.
  • D. Sử dụng dụng cụ thu hoạch phù hợp đối với từng loại cây trồng.

Câu 7: Lạc (đậu phông), sắn (khoai mì) thường thu hoạch bằng phương pháp 

  • A. tuốt. 
  • B. nhổ. 
  • C. cắt. 

Câu 8: Mô tả nào sau đây là của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh thủ công?

  • A. Thay giống cũ bằng giống mới có khả năng kháng sâu, bệnh hại.
  • B. Vệ sinh đồng ruộng.
  • C. Sử dụng các sinh vật có lợi (ong mắt đỏ, bọ rùa,...) để tiêu diệt sâu hại.
  • D. Dùng bảy đèn, bả độc để diệt sâu hại.

Câu 9: Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học phòng trừ sâu và bệnh hại cần

đảm bảo các yêu cầu nào sau đây? 

1. Sử dụng đúng loại thuốc.

2. Sử dụng nồng độ thấp để tiết kiệm thuốc và tránh ô nhiễm môi trường.

3. Lúc đầu sử dụng nồng độ thấp, sau đó giảm dần nồng độ.

4. Đảm bảo thời gian cách li đúng quy định.

5. Không phun ngược chiều gió.

6. Sử dụng đúng nồng độ và liều lượng.

  • A. 1,4,5,6
  • B. 2,3,4,6
  • C. 1,2,4,6
  • D. 1,2,5,6

Câu 10: Hạt giống đem gieo trồng phải đạt các tiêu chí:

  • A. Tỷ lệ hạt nãy mầm cao.
  • B. Không có sâu, bệnh.
  • C. Kích thước hạt to.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 11: Thành phần khí của đất có vai trò nào sau đây? 

  • A. Hoà tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ.
  • B. Cung cấp khí oxygen cho cây trồng.
  • C. Cung cấp khí nitrogen cho cây trồng.
  • D. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng.

Câu 12: Cày đất có thể giúp cho:

  • A. Làm tăng bề dày lớp đất trồng
  • B. Làm cho đất tơi xốp và thoáng khí
  • C. Chôn vùi cỏ dại
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Có cách bón lót nào sau đây?

  • A. Rắc đều trên mặt ruộng
  • B. Theo hàng
  • C. Theo hốc
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 14: Trồng trọt cung cấp nguyên liệu cho:

  • A. Công nghiệp chế biến thực phẩm
  • B. Dược phẩm
  • C. Mĩ phẩm
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Đáp án nào dưới đây gồm chỉ toàn cây công nghiệp?

  • A. Chè, cà phê, cao su. 
  • B. Bông, hồ tiêu, vải.
  • C. Hoa hồng, hoa lan, hoa cúc.  
  • D. Bưởi, nhãn, chôm chôm.

Câu 16: Đâu không phải ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên:

  • A. Đơn giản
  • B. Dễ thực hiện
  • C. Thực hiện trên diện tích lớn
  • D. Tránh tác động của sâu bệnh 

Câu 17: Phương pháp nhận giống bằng nuôi cấy mô tế bào áp dụng được trên cây nào sau đây:

  • A. hoa lan
  • B. hoa cúc
  • C. chuối
  • D. cả ba đáp án trên

Câu 18: Hình ảnh nào dưới đây miêu tả phương pháp giâm cành?

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19: Trong kĩ thuật giâm cành, việc cắt bớt phiến lá của cành giảm nhằm mục đích gì?

  • A. Giúp cây tăng khả năng quang hợp.
  • B. Kích thích cành giâm hình thành lá mới.
  • C. Kích thích cành giâm nhanh ra rễ.
  • D. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm.

Câu 20: Sắp xếp các bước theo thứ tự đúng của quá trình giâm cành cho cây hoa:

  • A. Chọn cành giâm, cắt cành giâm, xử lí cành giâm, cắm cành giâm, chăm sóc cành giâm.
  • B. Cắt cành giâm, xử lí cành giâm, chăm sóc cành giâm, cắm cành giâm.
  • C. Chọn cành giâm, xử lí cành giâm, cắt cành giâm, cắm cành giâm, chăm sóc cành giâm.
  • D. Cắt cành giâm, chọn cành giâm, chăm sóc cành giâm, xử lí cành giâm, cắm cành giâm.

Câu 21: Đâu không phải hình thức nhân giống vô tính ở cây trồng.

  • A. Nhân giống khoai lang bằng dây
  • B. Nhân giống khoai tây bằng củ
  • C. Nhân giống ngô bằng hạt
  • D. Nhân giống xoài bằng phương pháp ghép

Câu 22: Hãy tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau:

  • A. Thu hoạch lúa khi còn xanh sẽ làm giảm năng suất và chất lượng gạo.
  • B. Thu hoạch các loại quả khi chưa đủ độ chín sẽ làm giảm chất lượng quả.
  • C. Nên thu hoạch su hào càng già càng tốt.
  • D. Quả chín nếu không thu hoạch kịp thời quả sẽ bị thối và rụng.

Câu 23: Yêu cầu khi thu hoạch sản phẩm trồng trọt là:

  • A. Đúng lúc, nhanh gọn và cẩn thận
  • B. Nhanh, gọn
  • C. Cẩn thận
  • D. Đúng lúc

Câu 24: Phương pháp hái không áp dụng với cây trồng nào sau đây?

  • A. Rau
  • B. Su hào
  • C. Đỗ
  • D. Chôm chôm

Câu 25: Vì sao sau khi tuốt lúa lại cần phải phơi thóc hoặc đem thóc đi sấy ngay mà không để thóc tươi và đánh đống lại?

  • A. Hạt thóc sau khi tuốt thường có độ ẩm cao (khoảng 20% - 27%) thuận
  • B. Đem thóc đi phơi hoặc sấy làm cho độ ẩm trong tế bào hạt thóc giảm
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác