Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Có bao nhiêu sản phẩm dưới đây mà người nuôi heo không thể thu hoạch?

1. Sữa

2. Trứng

3. Thịt

4. Sức kéo

5. Phân hữu cơ

6. Lông vũ.

  • A. 2. 
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 2: Nuôi bò không cung cấp những sản phẩm nào sau đây?

1. Sữa

2. Trứng

3. Thịt

4. Sức kéo

5. Phân hữu cơ

6. Lông vũ.

  • A. 2, 6.
  • B. 2, 4.
  • C. 1, 3.
  • D.3, 5, 6.

Câu 3: Nuôi dê có thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây?

1. Sữa

2. Trứng

3. Thịt

4. Sức kéo

5. Phân hữu cơ

6. Lông vũ.

  • A. 1, 2, 3, 4.
  • B. 1, 3, 5, 6.
  • C. 2, 4, 5, 6.
  • D. 1, 3, 4, 6.

Câu 4: Ý nào đưới đây là phù hợp nhất để mô tả chăn nuôi thông minh?

  • A. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và tính bền vững trong chăn nuôi; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
  • B. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
  • C. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
  • D. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm giảm chi phí nhân công; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.

Câu 5: Trong các sản phẩm chăn nuôi sau đây, sản phẩm nào không phải của bò? 

  • A. Trứng. 
  • B. Thịt.
  • C. Sữa. 
  • D. Da.

Câu 6: Con vật nào dưới đây thường không cung cấp sức kéo? 

  • A. Trâu. 
  • B. Bò.
  • C. Lợn. 
  • D. Ngựa.

Câu 7: Hãy cho biết hình ảnh dưới đây đang miêu tả công việc gì để phòng bệnh cho gà?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi
  • B. Tiêm vắc xin phòng bệnh cho gà
  • C. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho gà
  • D. Tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi

Câu 8: Dấu hiệu “bỏ ăn, hay nằm, sã cánh, ngoẹo cổ, diều nhão, uống nhiều nước, chảy nước dãi, phân trắng” là của bệnh nào ở gà?

  • A. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
  • B. Bệnh cúm gà.
  • C. Bệnh dịch tả gà.
  • D. Bệnh tiêu chảy.

Câu 9: Khi cúm gà con, cần bỏ quây để gà đi lại tự do vào thời gian nào là phù hợp nhất?

  • A. Sau từ 1 đến 2 tuần tuổi.
  • B. Sau từ 2 đến 3 tuần tuổi.
  • C. Sau từ 3 đến 4 tuần tuổi.
  • D. Sau khoảng 8 tuần tuổi.

Câu 10: Cho các bước trồng rừng bằng cây con rễ trân nhưng thứ tự bị sắp xếp không đúng như sau:

(1). Tạo lỗ trong hố đất trồng cây.

(2). Lấp đất kín gốc cây.

(3). Đặt cây con vào giữa hố đất.

(4). Nén đất.

(5). Vun gốc.

Hãy khoanh vào đáp án có thứ tự các bước trồng rừng bằng cây con rễ trần đúng.

  • A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).
  • B. (1) → (2) → (5) → (3) → (4).
  • C. (1) → (3) → (2) → (4) → (5).
  • D. (1) → (3) → (4) → (2) → (5).

Câu 11: Theo em, ngành sản xuất có sử dụng nguyên liệu từ rừng là ngành nào sau đây?

  • A. Ngành sản xuất gỗ xây dựng.
  • B. Ngành sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ (mây, tre đan).
  • C. Ngành công nghiệp chế biến (nông sản).
  • D. Ngành sản xuất dược liệu.

Câu 12: Thời vụ trồng rừng chính ở các tỉnh miễn Bắc nước ta là 

  • A. mùa xuân và mùa hè. 
  • B. mùa thu và mùa đông.
  • C. mùa hè và mùa đông. 
  • D. mùa xuân và mùa thu.

Câu 13: Đâu là các phát biểu đúng về những vai trò chính của rừng đặc dụng?

1 – Bảo tồn nguồn gene thực vật.

2 – Mở rộng diện tích trồng trọt.

3 – Bảo vệ di tích lịch sử.

4 – Phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.

5 – Cung cấp nguồn gỗ quý cho con người.

6 – Phục vụ nghiên cứu khoa học. 

  • A. 1, 2, 3, 4.
  • B. 2, 3, 4, 6.
  • C. 1, 3, 4, 6.
  • D. 3, 4, 5, 6.

Câu 14: Vai trò của rừng trong đời sống:

  • A. Chống xói mòn đất, giữ nước, giảm lũ lụt, hạn hán.
  • B. Liên tục tạo chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất.
  • C. Chắn cát, chắn gió, bảo vệ cho vùng đất bên trong.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 15: Nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng ở nước ta:

  • A. Đốt rừng làm nương rẫy.
  • B. Cháy rừng.
  • C. Chặt phá rừng bừa bãi.
  • D. Cả 3 ý trên.

Câu 16: Việc nào sau đây không góp phần bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản là?

  • A. Tham gia phong trào “Thả cá bản địa” ở địa phương
  • B. Có ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi
  • C. Tự do đổ rác xuống các kênh, rạch
  • D. Tuyên truyền bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản

Câu 17: Có bao nhiêu biện pháp quản lí nguồn nước?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 18: Cần nuôi dưỡng và chăm sóc như thế nào để vật nuôi non khoẻ mạnh, phát triển và kháng bệnh tốt?

  • A. Cung cấp thức ăn có đủ năng lượng, protein, vitamin và chất khoảng
  • B. Kiểm tra định kì thể trọng, tinh dịch của vật nuôi.
  • C. Thưởng xuyên tắm, chải cho vật nuôi non.
  • D. Cung cấp đủ calcium và các chất dinh dưỡng để tạo trứng.

Câu 19: Mục đích của việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đực giống là gì?

  • A. Để đàn con có tỉ lệ sống cao đến lúc cai sữa.
  • B. Để đàn con dễ thích nghi với điều kiện sống.
  • C. Để vật nuôi có khả năng phối giống cao, đàn con khoẻ mạnh.
  • D. Để hệ tiêu hoá của vật nuôi đực giống phát triển hoàn thiện.

Câu 20: Biện pháp kĩ thuật nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non?

  • A. Chăm sóc và nuôi dưỡng con mẹ tốt.
  • B. Kiểm tra năng suất thường xuyên.
  • C. Giữ ấm cơ thể. 
  • D. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.

Câu 21: Đâu là phương pháp giúp bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lí?

  • A. Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản, có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
  • B. Cải tiến và nâng cao các biện pháp nuôi thủy sản
  • C. Chọn nuôi những loại thủy sản có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp
  • D. Làm tăng nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏa cộng đồng.

Câu 22: Đâu là miêu tả phù hợp của phương pháp sử dụng ao lắng?

  • A. Sử dụng một số loại vi sinh vật có lợi phân huỷ chất thải rắn trong ao nuôi
  • B. Sử dụng chlorine 2% để diệt khuẩn
  • C. Các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch ở phía trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản
  • D. Sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hoá dạng nitrogen độc sang dạng không độc

Câu 23: Có mấy phương pháp xử lí nguồn nước?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 24: Biện pháp nào dưới đây không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sinh vật và cho con người?

  • A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm
  • B. Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng
  • C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản
  • D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý

Câu 25: Chọn đáp án đúng: Có ........ nguyên nhân chính ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản.

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác