Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Loại thuỷ sản nào sau đây sống trong môi trường nước mặn, nước lợ
- A. Tôm đồng.
- B. Cá chép.
C. Nghêu.
- D. Cá trắm cỏ.
Câu 2: Hình ảnh sau minh họa cho vai trò nào của ngành thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam?
- A. Cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác
- B. Cung cấp thực phẩm cho con người
C. Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm.
- D. Xuất khẩu thủy sản
Câu 3: Loại động vật nào sau đây không phải là động vật thủy sản?
- A. Tôm.
- B. Cua đồng.
C. Rắn.
- D. Ốc.
Câu 4: Loại tôm nào sống ở môi trường nước lợ?
- A. Tôm càng
- B. Tôm hùm
C. Tôm sú
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của nuôi thủy sản đối với con người.
- A. Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người.
B. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người.
- C. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất xơ cho con người.
- D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.
Câu 6: Giống vật nuôi bản địa không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Con vật dễ nuôi, chịu được kham khổ.
B. Con vật nhanh lớn, cho năng suất cao.
- C. Sản phẩm thường thơm ngon, vì vậy một số giống được nuôi làm đặc sản.
- D. Con vật dễ thích nghi với điều kiện môi trường địa phương.
Câu 7: Có mấy phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta?
- A. 2.
B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 8: Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả phương thức nuôi chăn thả tự do?
- A. Con vật có thể đi lại tự do, tự kiếm thức ăn.
- B. Có mức dầu tư thấp, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên.
- C. Cho năng suất thấp và khó kiểm soát dịch bênh.
D. Con vật được nuôi trong chuống kết hợp với chăn thả.
Câu 9: Một trong những biệt pháp phòng bệnh cho tôm, cá nuôi hiệu quả là:
A. Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kĩ thuật.
- B. Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng.
- C. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá.
- D. Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.
Câu 10: Độ trong thích hợp của nước ao nuôi tôm, cá ở khoảng nào sau đây?
- A. từ 15 cm đến 20 cm.
B. từ 20 cm đến 30 cm.
- C. từ 30 cm đến 40 cm.
- D. từ 40 cm đến 50 cm.
Câu 11: Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi tôm có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?
- A. Độ trong của nước
B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước
- C. Nhiệt độ của nước
- D. Muối hòa tan trong nước
Câu 12: Vì sao ta nói việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non quan trọng?
- A. Con vật còn nhỏ nên ăn ít.
- B. Con vật còn nhỏ nên đáng yêu hơn.
C. Giai đoạn này là nền tảng cho sự sinh trưởng và phát triển các giai đoạn sau của vật nuôi.
- D. Con vật còn nhỏ nên dễ chăm sóc.
Câu 13: Ý nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống?
- A. Giúp cho con vật có sức khoẻ tốt.
- B. Giúp cho con vật không quá gầy.
- C. Giúp cho con vật không quá béo.
D. Giúp cho con vật càng béo càng tốt.
Câu 14: Một trong những vai trò của vật nuôi đực giống đối với sự phát triển của đàn là gì?
A. Giúp đàn con sinh ra có khả năng kháng bệnh cao
- B. Giúp đàn con có cân nặng đồng đều
- C. Giúp vật nuôi lớn nhanh, phát triển tốt
- D. Giúp rút ngắn thời gian nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
Câu 15: Việc nào dưới đây có tác động xấu đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?
- A. Cải tiến công nghệ, cải tiến con giống, nâng cao năng suất nuôi thủy sản.
- B. Xây dựng các công trình thủy lợi, cung cấp nước cho nuôi thủy sản.
C. Phá hoại rừng đầu nguồn, đánh bắt hủy diệt, nuôi không đúng kĩ thuật.
- D. Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người nuôi thủy sản.
Câu 16: Có mấy phương pháp xử lí nguồn nước phổ biến?
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 17: Tác nhân nào sau đây không được xem là nguồn gây ô nhiễm môi trường nuôi trồng thuỷ sản?
- A. Chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- B. Chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp.
- C. Nước thải sinh hoạt.
D. Nước thải đã được xử lí đạt chuẩn từ nhà máy chế biến thuỷ sản.
Câu 18: Quan sát hình ảnh bên và cho biết người chăn nuôi đang làm công việc gì để trị bệnh cho gà.
A. Tiêm thuốc trị bệnh cho gà
- B. Cách li riêng những gà bệnh
- C. Giữ vệ sinh chuồng trại chăn nuôi
- D. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho gà
Câu 19: Cách làm phù hợp để chăm sóc gà con là?
- A. Thường xuyên tắm, chải
B. Tập cho gà con ăn sớm
- C. Tăng thời gian gà con tiếp xúc với ánh nắng
- D. Kết hợp dùng chung máng ăn và máng uống
Câu 20: Các bước cần thực hiện khi chăn nuôi là
1, Chọn giống và con giống.
2, Chuẩn bị chuồng trại và xây dựng bãi chăn thả.
3, Tham khảo giá cả của con giống.
4, Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.
5, Phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
6, Sản xuất thức ăn cho vật nuôi.
- A. 1, 2, 3, 5, 6
B. 1, 2, 4, 5
- C. 1, 2, 4, 5, 6
- D. 2, 4, 5, 6
Câu 21: Nguồn lợi thủy sản của Việt Nam có mấy loại?
- A. 1
- B. 2
C. 3
- D. 4
Câu 22: Đâu là nhận định đúng về cá Tra?
A. Cá tra là cá nước ngọt, thuộc họ cá da trơn, chịu được lượng oxygen thấp, có thể sống ở vùng nước lợ hay nước phèn có độ PH trên 5,5 và nhiệt độ từ 25 – 320C nên được nuôi với mật độ cao trong ao đất hoặc lồng, bè.
- B. Cá tra là loài cá biển, được nuôi nhiều trên các lồng trên biển và chịu được nước biển có độ mặn cao.
- C. Cá tra là loại cá da trơn, chịu được lượng oxygen cao, môi trường sống là nước ngọt, nước lợ và chịu được nhiệt độ thấp từ 12 – 180C nên cá tra nên được nuôi nhiều ở vùng cao nguyên.
- D. Cá tra là cá nước lợ, da có vảy, chịu được nhiệt độ cao, được nuôi trong các lồng, bè ở các vùng nước mặn.
Câu 23: Khái niệm về rừng:
- A. Là một hệ sinh thái bao gồm hệ thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng.
B. Là một hệ sinh thái bao gồm hệ thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó hệ thực vật là thành phần chính của rừng.
- C. Là loại rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
- D. Đáp án khác.
Câu 24: Phân loại rừng ở Việt Nam dựa theo:
- A. Nguồn gốc, loài cây.
- B. Nguồn gốc, loài cây, trữ lượng.
C. Nguồn gốc, loài cây, trữ lượng, điều kiện lập địa.
- D. Đáp án khác.
Câu 25: Loại rừng nào không là rừng phân loại theo điều kiện lập địa.
- A. Rừng núi đất.
B. Rừng thông.
- C. Rừng núi đá.
- D. Rừng ngập nước.
Bình luận