Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên nhân hình thành đất phèn là do

  • A. Đất có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh
  • B. Đất có nhiều H2SO
  • C. Đất bị ngập úng
  • D. Đất có nhiều muối

Câu 2: Căn cứ vào trạng thái của H+ và Al3+ trong đất có mầy loại độ chua?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 3: Độ chua hoạt tính của đất là do sự có mặt của ion nào gây nên?

  • A. OH-
  • B. Al3+ và H+
  • C. Al3+
  • D. H+

Câu 4: Độ chua tiềm tàng của đất là do sự có mặt của ion nào gây nên?

  • A. OH-
  • B. Al3+ và H+
  • C. Al3+
  • D. H+

Câu 5: Trong bài thực hành xác định độ chua của đất đã sử dụng thuốc thử nào?

  • A. KCl
  • B. HCl
  • C. CaCl
  • D. NaCl

Câu 6: Nguyên nhân chính làm cho đất bị nhiễm mặn là

  • A. Do đất chứa nhiều cation natri
  • B. Do nước biển tràn vào và do ảnh hưởng của nước ngầm
  • C. Do ảnh hưởng của nước ngầm
  • D. Do nước biển tràn vào

Câu 7: Đất mặn phân bố nhiều ở?

  • A. Đồng bằng
  • B. Ven biển
  • C. Vùng phù sa mới
  • D. Đồng bằng ven biển

Câu 8: Đất mặn có đặc điểm

  • A. Phản ứng trung tính, hơi kiềm
  • B. Phản ứng chua
  • C. Phản ứng kiềm
  • D. Phản ứng vừa chua vừa mặn

Câu 9: Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét

  • A. 45%  -  50%
  • B. 40%  -  50%
  • C. 50%  -  60%
  • D. 30%  -  40%

Câu 10: Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần

  • A. Trồng cây chịu mặn
  • B. Bón nhiều phân đạm, kali
  • C. Bón bổ sung chất hữu cơ
  • D. Tháo nước để rửa mặn

Câu 11: Biện pháp cải tạo không phù hợp với đất mặn

  • A. Lên liếp (làm luống) hạ thấp mương tiêu mặn
  • B. Tháo nước rửa mặn
  • C. Bón vôi
  • D. Đắp đê, xây dựng hệ thống mương máng, tưới tiêu hợp lí

Câu 12: Đất mặn áp suất thẩm thấu dung dịch cao vì chứa nhiều

  • A. Chất hữu cơ
  • B. Bazơ
  • C. H2SO4
  • D. NaCl, Na2SO4

Câu 13: Bón vôi cho đất mặn có tác dụng

  • A. Làm cho đất tơi xốp
  • B. Làm giảm độ chua
  • C. Tăng cường chất hữu cơ cho đất
  • D. Đẩy Na+ ra khỏi bề mặt keo đất

Câu 14: Đất mặn chứa nhiều ion Na+ sử dụng biện pháp nào là quan trọng nhất?

  • A. Trồng cây chịu mặn
  • B. Bón vôi, rửa mặn
  • C. A và B
  • D. Xây dựng hệ thống thủy lợi

Câu 15: Ở Việt Nam, đất mặn được hình thành ở ........... và cây trồng phát thích hợp trên đất mặn là ..........

  • A. vùng đồng bằng ven biển; cây Cói
  • B. vùng đồng bằng Bắc Bộ; cây Súng, Sen
  • C. vùng đồng bằng sông Hồng; cây Vẹt
  • D. vùng trung du miền núi; cây Bạch đàn, cây Keo

Câu 16: Đất chua có trị số pH dao động trong khoảng nào

  • A. pH = 3 – 9
  • B. pH < 6,5
  • C. pH = 6,6 - 7,5
  • D. pH >7,5

Câu 17: Tầng sinh phèn là tầng đất có chứa nhiều

  • A. FeS2
  • B. Cation canxi
  • C. Cation natri
  • D. H2SO4

Câu 18: Quá trình hình thành S → FeS2 → H2SO4 của đất phèn cần chú ý đến điều kiện

  • A. Yếm khí, thoát nước, thoáng khí
  • B.  Hiếu khí, thoát nước, thoáng khí
  • C. Có xác sinh vật
  • D. Có chứa S

Câu 19: Đất phèn có thành phần cơ giới nặng, đất rất chua và có

  • A. pH < 7
  • B. pH < 4
  • C. pH > 7
  • D. pH > 4

Câu 20: Bón vôi cho đất phèn có tác dụng

  • A. Tăng chất dinh dưỡng cho đất
  • B. Bổ sung chất hữu cơ cho đất
  • C. Khử chua và làm giảm độc hại của nhôm
  • D. Khử mặn

Câu 21: Giá thể là gì?

  • A. Giá thể là tên gọi chung của các vật liệu hoặc hỗn hợp các vật liệu giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển bộ rễ cây trồng.
  • B. Giá thể là các vật liệu để trồng cây, hạn chế giữ nước, độ thoáng khí nhằm tạo môi trường duy trì dinh dưỡng cho cây.
  • C. Giá thể là giá đỡ để trồng cây trên cao, hỗ trợ cây hấp thu tinh khí của trời đất.
  • D. Giá thể là một loại phân bón được ủ tự nhiên hoặc nhân tạo trong các hộp xốp nhằm giúp đất giảm bớt sự thoái hoá.

Câu 22: Giá thể than bùn là gì?

  • A. Loại giá thể được tạo ra từ xác các loại thực vật khác nhau, thuỷ phân trong điều kiện kị khí.
  • B. Loại giá thể được tạo ra từ xác các loài động vật khác nhau, thuỷ phân trong điều kiện kị khí.
  • C. Loại giá thể được tạo ra từ xác các loại thực vật khác nhau, phân rã trong điều kiện khí nóng.
  • D. Loại giá thể được tạo ra từ xác các loài động vật khác nhau, phân rã trong điều kiện khí nóng.

Câu 23: Các giá thể than bùn, mùn cưa, trấu hun, xơ dừa thuộc nhóm gì?

  • A. Giá thể vô cơ
  • B. Giá thể tổng hợp
  • C. Giá thể hữu cơ
  • D. Giá thể cơ bản

Câu 24: Đâu không phải là một ưu điểm của giá thể than bùn?

  • A. Xốp, nhẹ
  • B. Đặc, nặng, kị khí
  • C. Giữ ẩm tốt
  • D. Chất dinh dưỡng không bị rửa trôi sau mỗi lần tưới cây.

Câu 25: Nhược điểm của giá thể than bùn là gì?

  • A. Hàm lượng các vitamin thiết yếu cho cây trồng thấp
  • B. Hàm lượng các khí quan trọng thiếu hụt nên khi sử dụng cần bổ sung thêm.
  • C. Hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng thấp
  • D. Hàm lượng nước có thể đọng lại trong mỗi lần tưới là quá ít dù tưới nhiều lần.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác