Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 10 thiết kế công nghệ cánh diều học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 10 thiết kế công nghệ cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kiến trúc sư xây dựng chủ yếu làm việc tại đâu?

  • A. Công ti xây dựng, kiến trúc, tư vấn thiết kế
  • B. Toà soạn báo
  • C. Cơ quan nhà nước
  • D. Công ti tài chính

Câu 2: Công việc thiết kế là một công việc như thế nào trong ngành cơ khí?

  • A. Dễ
  • B. Bình thường
  • C. Khó
  • D. Cực khó

Câu 3: Cơ điện tử là ngành tích hợp từ nhiều ngành, ngoại trừ:

  • A. Cơ khí
  • B. Giáo dục
  • C. Điện – điện tử
  • D. Điều khiển và công nghệ thông tin

Câu 4: Nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí gắn liền với công việc nào?

  • A. Thiết kế máy móc, thiết bị
  • B. Chế tạo máy móc, thiết bị 
  • C. Bảo dưỡng và sửa chữa các máy móc, thiết bị, các công trình, hệ thống kĩ thuật.
  • D. Thiết kế máy móc, thiết bị, chế tạo máy móc, thiết bị, bảo dưỡng và sửa chữa các máy móc, thiết bị, các công trình, hệ thống kĩ thuật.

Câu 5: Nhà thiết kế sản phẩm còn gọi là:

  • A. Nhà thiết kế đại tài
  • B. Kiến trúc sư bậc cao
  • C. Nhà thiết kế năng động
  • D. Nhà thiết kế mĩ thuật công nghiệp

Câu 6: Ngành nghề liên quan đến thiết kế đòi hỏi hiểu biết chủ yếu ở lĩnh vực nào?

  • A. Toán
  • B. Khoa học và công nghệ
  • C. Nghệ thuật
  • D. Toán, Khoa học và công nghệ, Nghệ thuật

Câu 7: Đây là công việc gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Thiết kế mạch điện
  • B. Thiết kế mạch vi chíp điện tử
  • C. Thiết kế main laptop
  • D. Dạy học

Câu 8: Tính chính cao của các sản phẩm trong lĩnh vực cơ điện tử thể hiện qua hệ thống vi cơ điện tử nào sau đây?

  • A. Macro-Electromechatronic Systems
  • B. Micro-Electromechatronic Systems
  • C. Micro-Flexibility Transformations
  • D. Nano Connection Systems.

Câu 9: Đâu là ngành nghề liên quan đến thiết kế trong lĩnh vực cơ điện tử?

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 10: Đâu là một hoạt động chính của nhà thiết kế và trang trí nội thất?

  • A. Lên kế hoạch và thiết kế nội thất nhà thương mại, công nghiệp
  • B. Nghiên cứu các tác phẩm văn học phục vụ cho nghệ thuật
  • C. Sản xuất, công bố các bài báo liên quan đến toán thiết kế
  • D. Lên kế hoạch, đổi mới kĩ thuật bán dẫn cho linh kiện điện tử

Câu 11: Nhà thiết kế thời trang khó tìm được việc làm ở đâu?

  • A. Các công ti thiết kế, sản xuất hàng dệt may, thời trang
  • B. Các nhà xuất khẩu, bán lẻ hàng dệt may, thời trang
  • C. Công viên cây xanh, thiết kế cảnh quan
  • D. Các đơn vị tổ chức trình diễn thời trang và xuất bản tạp chí thời trang...

Câu 12: Đâu là một công việc thiết kế trong lĩnh vực điện – điện tử?

  • A. Thiết kế các nhà máy điện.
  • B. Thu tiền điện
  • C. Sử dụng máy tính, điện thoại
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Dưới đây là các đặc điểm, tính chất nghề liên quan đến thiết kế trong lĩnh vực cơ khí. Câu nào không đúng?

  • A. Thiết kế được các máy móc, thiết bị phục vụ cho đời sống và sản xuất.
  • B. Ứng dụng các kiến thức chuyên môn về cơ khí.
  • C. Hiếm khi cần đến các phần mềm hỗ trợ cho thiết kế trong lĩnh vực cơ khí.
  • D. Tính kế thừa và sáng tạo, để có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng hơn.

Câu 14: Dưới đây là các đặc điểm, tính chất nghề liên quan đến thiết kế trong lĩnh vực cơ khí. Câu nào không đúng?

  • A. Tính chính xác cao: các sản phẩm cơ khí, máy CNC, robot công nghiệp đòi hỏi có độ chính xác cao.
  • B. Tính không an toàn: các máy móc, thiết bị, công trình và hệ thống kĩ thuật được thiết kế hiện nay chỉ tập trung vào mẫu mã, tính năng, giá cả chứ ít tập trung vào đảm bảo sự an toàn.
  • C. Tính phổ biến và tiêu chuẩn hoá: ứng dụng trong thiết kế các sản phẩm có tính phổ biến và tiêu chuẩn hoá để giảm chi phí sản xuất.
  • D. Khả năng cập nhật và làm việc độc lập, làm việc nhóm.

Câu 15: Dưới đây là các đặc điểm, tính chất của nghề nghiệp liên quan đến thiết kế trong lĩnh vực điện – điện tử. Câu nào không đúng?

  • A. Ứng dụng các kiến thức chuyên môn về điện – điện tử để thiết kế các hệ thống điện – điện tử đảm bảo an toàn, có độ tin cậy cao, không gây nguy hiểm cho người và môi trường.
  • B. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế trong lĩnh vực hoá học – vật lí.
  • C. Có tính kế thừa và sáng tạo.
  • D. Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.

Câu 16: Công việc của kiến trúc sư xây dựng là gì?

  • A. Thiết kế các toà nhà thương mại, công nghiệp, viện nghiên cứu, khu dân cư, giải trí
  • B. Lên kế hoạch giám sát việc xây dựng, bảo trì và khôi phục các toà nhà thương mại, công nghiệp, viện nghiên cứu, khu dân cư, giải trí
  • C. Thành lập công ty công nghệ, lập kế hoạch đảm bảo sự phát triển thiết kế kĩ thuật của một quốc gia được trơn tru.
  • D. Thiết kế các toà nhà thương mại, công nghiệp, viện nghiên cứu, khu dân cư, giải trí, lên kế hoạch giám sát việc xây dựng, bảo trì và khôi phục các toà nhà thương mại, công nghiệp, viện nghiên cứu, khu dân cư, giải trí

Câu 17: Kiến trúc sư cảnh quan lên kế hoạch và thiết kế cảnh quan, không gian mở cho các dự án. Đâu không phải một dự án như vậy?

  • A. Công viên, trường học
  • B. Tàu chở hàng xuyên đại dương
  • C. Khu vực bên ngoài cho các khu thương mại, công nghiệp, khu dân cư
  • D. Đường giao thông

Câu 18: Dưới đây là các đặc điểm, tính chất nghề liên quan đến thiết kế trong lĩnh vực cơ điện tử. Câu nào không đúng?

  • A. Thiết kế các sản phẩm công nghệ cao, các thiết bị, hệ thống tự động hoá, thông minh phục vụ cho việc tự động hoá các sản phẩm phần mềm, xây dựng website.
  • B. Ứng dụng các kiến thức chuyên môn về cơ khí, điện – điện tử, điều khiển, công nghệ thông tin để thiết kế ra các sản phẩm an toàn, nhanh, chính xác.
  • C. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho thiết kế trong lĩnh vực cơ điện tử.
  • D. Tính kế thừa và sáng tạo, để có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng hơn.

Câu 19: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Các bài toán thiết kế rất đa dạng, phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. 
  • B. Sản phẩm thiết kế của một bài toán cho trước cũng rất đa dạng, phong phú, phản ánh đặc điểm đa phương án của các hoạt động thiết kế.
  • C. Người làm nghề thiết kế hoạt động chân tay là chính, có tư duy thời gian và lập luận logic tốt, có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực thẩm mĩ.
  • D. Các nhà thiết kế còn có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm đồ hoạ hỗ trợ hoạt động thiết kế.

Câu 20: Một thiết kế bảo đảm yếu tố nhân trắc tốt không bao gồm đặc điểm gì?

  • A. Sử dụng và làm việc trong tư thế trung tính
  • B. Tinh giản giao diện và hợp lí hoá các thao tác
  • C. Sử dụng thao tác lạ và khó, hạn chế thao tác quen
  • D. Ít chuyển động và động tác lặp lại nhiều

Câu 21: Nhân trắc trong thiết kế kĩ thuật là:

  • A. Cách con người tương tác với sản phẩm thiết kế ở mọi tư thế, mọi hình thức,…
  • B. Quan niệm nhân sinh quyết định các yếu tố của một người khi làm việc với một sản phẩm
  • C. Yếu tố thể hiện mối quan hệ giữa cấu trúc, hình thể, khả năng vận động của con người trong việc sử dụng sản phẩm thiết kế.
  • D. Thể hiện yếu tố liên quan đến quan niệm nhân sinh 

Câu 22: Để cảnh báo hoặc thể hiện thông điệp với người dùng về mức độ an toàn, có thể làm gì?

  • A. Sử dụng mũi tên dài ngắn
  • B. Sử dụng hàm ý
  • C. Sử dụng màu sắc khác nhau.
  • D. Sử dụng các biển báo

Câu 23: Năng lượng được sử dụng hiện nay chủ yếu tới từ:

  • A. Các nguồn năng lượng tái tạo
  • B. Các nguồn hoá thạch đang cạn kiệt
  • C. Các nguồn năng lượng xanh
  • D. Các nguồn năng lượng sạch

Câu 24: Phân tích vòng đời bao gồm:

  • A. Các giai đoạn triển khai thiết kế sản phẩm gắn liền với thử nghiệm.
  • B. Việc điều tra nghiên cứu các kết quả, hiện trạng của sản phẩm trước khi thiết kế.
  • C. Việc thực hiện các phép đo chi tiết ở tất cả các giai đoạn sản xuất, sử dụng và thải loại sản phẩm.
  • D. Các khâu triển khai thiết kế sản phẩm 

Câu 25: Vòng đời của sản phẩm sau bước Dừng sử dụng sản phẩm có thể là:

  • A. Tái chế
  • B. Tái sử dụng
  • C. Tạo thành bộ phận không tái chế, sử dụng
  • D. Tái chế, tái sử dụng, tạo thành bộ phận không tái chế, sử dụng

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác