Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 10 thiết kế công nghệ cánh diều học kì 2 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 10 thiết kế công nghệ cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bản vẽ lắp trình bày những gì?
- A. Kĩ thuật mô phỏng các chi tiết sau khi được gia công lắp với nhau.
- B. Hình dạng và vị trí chính xác của toàn bộ các chi tiết được lắp với nhau.
C. Hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.
- D. Vị trí chính xác của toàn bộ các cho tiết được lắp với nhau
Câu 2: Hình biểu diễn của bộ phận lắp không bao gồm:
A. Ảnh thực tế
- B. Hình chiếu
- C. Hình cắt
- D. Mặt cắt.
Câu 3: Hình biểu diễn của bộ phận lắp thể hiện:
- A. Vị trí và cơ chế hoạt động của thiết bị.
B. Vị trí và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết với nhau.
- C. Giá thành và quy ước kĩ thuật.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Bản vẽ lắp phải thể hiện kích thước nào?
- A. Kích thước chung của sản phẩm
- B. Các kích thước lắp ghép của các chi tiết trong cùng một bộ phận lắp
- C. Kích thước đặt máy
D. Kích thước chung của sản phẩm, các kích thước lắp ghép của các chi tiết trong cùng một bộ phận lắp, kích thước đặt máy
Câu 5: Khung tên của bản vẽ chi tiết không bao gồm:
- A. Tên sản phẩm
- B. Tỉ lệ bản vẽ
C. Chữ kí
- D. Cơ sở thiết kế.
Câu 6: Bước đầu tiên khi đọc bản vẽ lắp là gì?
A. Đọc nội dung khung tên, bảng kê
- B. Đọc nội dung khung tên, kích thước
- C. Đọc giá thành và lịch sử phát triển.
- D. Đọc bảng kê
Câu 7: “Đọc các kích thước để biết các kích thước lắp ghép của các chi tiết quan trọng trên bản vẽ lắp” là bước nào khi đọc bản vẽ lắp?
- A. Bước 1
- B. Bước 2
C. Bước 3
- D. Bước 4
Câu 8: Đâu không phải một nội dung của bản vẽ lắp?
- A. Kích thước
- B. Bảng kê
C. Giá thành
- D. Khung tên
Câu 9: Bản vẽ lắp được dùng làm gì?
- A. Làm hình ảnh minh hoạ trực quan các chi tiết của máy móc.
B. Làm tài liệu lắp đặt, điều chỉnh, vận hành và kiểm tra sản phẩm.
- C. Làm thành phần đưa vào thực hiện khi gia công sản phẩm.
- D. Làm tài liệu thông tin của bản vẽ
Câu 10: Bảng kê trong bản vẽ lắp bao gồm những thông tin nào?
A. Tên các chi tiết, số lượng và vật liệu chế tạo
- B. Tên các chi tiết, quy trình thực hiện, thời gian thực hiện
- C. Số lượng chi tiết, các xử lí chi tiết.
- D. Vật liệu chế tạo, quy cách chế tạo, phương thức thể hiện
Câu 11: Bước thứ hai khi đọc bản vẽ chi tiết là gì?
- A. Đọc các kích thước để biết các kích thước lắp ghép của các chi tiết quan trọng trên bản vẽ lắp.
- B. Tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, phân tích sự tương tác của các thành phần.
C. Phân tích hình biểu diễn để biết được các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt,… để hình dung ra hình dạng, kết cấu của bộ phận lắp.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Bước cuối cùng khi đọc bản vẽ lắp là gì?
- A. Phân tích chi tiết để biết được hình dạng của từng chi tiết và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết với nhau.
- B. Chỉ ra đường bao của chi tiết càng đỡ, trục M8, bánh xe.
C. Tổng hợp lại để hiểu rõ toàn bộ bộ phận lắp.
- D. Tổng hợp từng chi tiết
Câu 13: Số 5 của bộ bánh xe dưới đây là gì?
- A. Càng đỡ
- B. Vòng chặn
- C. Bánh xe
D. Vòng đệm.
Câu 14: Bản vẽ lắp dưới đây có hình biểu diễn nào?
- A. Hình cắt đứng
- B. Hình chiếu bằng
- C. Hình chiếu cạnh có cắt cục bộ
D. Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh có cắt cục bộ
Câu 15: Xem hình ảnh ở Câu 15:phần Vận dụng. Kích thước 122, 58, 100 là kích thước gì?
A. Kích thước chung của sản phẩm
- B. Các kích thước lắp ghép của các chi tiết trong cùng một bộ phận lắp
- C. Kích thước đặt máy
- D. Kích thước riêng của sản phẩm
Câu 16: Bản vẽ lắp được dùng làm gì?
- A. Làm hình ảnh minh hoạ trực quan các chi tiết của máy móc.
B. Làm tài liệu lắp đặt, điều chỉnh, vận hành và kiểm tra sản phẩm.
- C. Làm thành phần đưa vào thực hiện khi gia công sản phẩm.
- D. Làm tài liệu về các thông tin của bản vẽ
Câu 17: Độ nhám bề mặt là gì?
- A. Là một trị số nói lên mức rắn chắc của bề mặt chi tiết.
B. Là một trị số nói lên độ nhấp nhô của bề mặt chi tiết.
- C. Là mức độ an toàn của chi tiết sau khi gia công.
- D. Là mức độ thích ứng với các bộ phận khác của một chi tiết sạu khi gia công.
Câu 18: Dung sai kích thước là gì?
- A. Là tổng kích thước của chi tiết trước và sau quá trình gia công.
- B. Là tổng các tính toán ban đầu về kích thước của một chi tiết sau khi gia công.
- C. Là hiệu giữa trung bình kích thước của chi tiết sau mỗi lần gia công.
D. Là hiệu giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn nhỏ nhất.
Câu 19: Bước đầu tiên khi lập bản vẽ chi tiết là gì?
- A. Chọn phương án biểu diễn
B. Tìm hiểu công dụng, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết
- C. Ghi kích thước, các yêu cầu kĩ thuật và nội dung khung tên
- D. Vẽ các hình biểu diễn
Câu 20: Bản vẽ lắp trình bày những gì?
- A. Kĩ thuật mô phỏng các chi tiết sau khi được gia công lắp với nhau.
- B. Hình dạng và vị trí chính xác của toàn bộ các chi tiết được lắp với nhau.
C. Hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.
- D. Kĩ thuật mô phỏng các chi tiết và hình dạng các chi tiết được lắp với nhau
Câu 21: Bản vẽ chi tiết không bao gồm thành phần nào?
- A. Hình biểu diễn
- B. Kích thước
C. Lí do thực hiện
- D. Khung tên.
Câu 22: Trong bản vẽ chi tiết, các hình biểu diễn thể hiện:
A. Hình dạng của chi tiết máy
- B. Hình dạng của ren xoắn
- C. Cơ chế vận hành của chi tiết máy
- D. Trong bản vẽ chi tiết không có các hình biểu diễn.
Câu 23: Trong bản vẽ chi tiết, các kích thước thể hiện:
- A. Tốc độ quay của các bộ phận chi tiết máy.
- B. Quy mô hoạt động của các bộ phận chi tiết máy.
C. Độ lớn các bộ phận của chi tiết máy.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 24: Độ nhám càng nhỏ thì bề mặt:
- A. Càng nhấp nhô
B. Càng nhẵn.
- C. Càng bền vững
- D. Càng bền vững và nhấp nhô
Câu 25: Phương án biểu diễn một chi tiết cần phải thể hiện:
A. Đầy đủ và rõ ràng hình dáng, cấu tạo bên ngoài và bên trong chi tiết.
- B. Một phần nào đó cấu tạo bên ngoài và bên trong chi tiết.
- C. Đầy đủ các yêu cầu kĩ thuật sao cho người xem có thể hiểu được.
- D. Hình dáng, cấu tạo về các chi tiết
Bình luận